Thứ Năm, tháng 8 30, 2007

Những điều Google không thể tìm thấy

Với những ai là tín đồ của Internet, coi đây là kho tàng "cái gì cũng có", họ sẽ bị sốc khi biết được điều này:

(Ảnh chụp màn hình)

(Theo VNExpress)
-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Thứ Ba, tháng 8 28, 2007

Oh oh oh...

TÌnh hình là dạo này đang bệnh. Ko trầm trọng lắm nhưng dai dẳng. Mà mỗi khi bệnh lại kéo theo cái sự hoạt động quá tải của bộ não và tất yếu theo sau của cái đoàn tài dài đằng đẵng đó là cả một lô lốc những ý tưởng rất ư là hay ho dùng để viết blog (mượn lại câu của MT: Nhàn cư vi bất thiện). Nhưng e rằng, “lực bất tòng tâm”, ý thì nhiều nhưng sức thì kiệt. Đành viết vội vài dòng với nỗi sợ rằng ngày mai thức dậy, sẽ chẳng những điều này trong đầu nữa mà thay vào đó là thuốc kháng sinh và một tá khăn giấy để hỉ mũi.

1. Giữa thế kỷ 21 nhớ về thời bao cấp: Viết từ cảm xúc một buổi khao quân chiến sĩ tình nguyện của Thành đoàn tại Đầm Sen. Nói cho ngay ra thì là cảm xúc dồn nén từ bao lần trước, nay bùng nổ. Hỏi ngay: Tại sao lại nhớ thời bao cấp nghèo nàn lạc hậu trong khi ta đang đứng giữa thế kỷ 21 tối tân, hiện đại? Trả lời liền: Chỉ nhớ cái “văn hoá xếp hàng” của thời bao cấp. Ngưỡng mộ thay người đã sáng tạo ra cách thức phân phối bằng xếp hàng! Nó xoá bỏ sự cách biệt về sức khoẻ, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội. Chỉ có duy nhất một ưu tiên: người đến sớm được sớm. Ngay cả cái cách dùng cục gạch để đặt chỗ cũng thật là hay bởi nếu người ta không có cái “văn hoá xếp hàng” thì có đặt cả một người thật ở đó thì cũng chẳng giữ được chỗ của mình. Tóm gọn lại trong những chữ: lần lượt, trật tự và công bằng. Thế kỷ 21 thì sao? Một nhóm sinh viên, thanh niên tình nguyện (những thanh niên ưu tú của đất nước) đang nhao nhao vây lấy em gái bán hàng nhỏ bé để được đổi những lá phiếu khao quân lấy thức ăn một cách hỗn loạn, vô tổ chức. Nó gợi nhớ lại thời bao cấp, thời của tem phiếu nhưng sao khác quá. Không có những đường xếp hàng thẳng tắp, không có những viên gạch, không có sự bình tĩnh và không có cả văn hoá ứng xử, phép lịch sự. Dường như người ta chỉ chăm chăm cho cái quyền lợi của bản thân mình, sẵn sàng đạp đổ, bước qua người khác để miễn sao mình được nhiều nhất, nhanh nhất và tiện nhất. Người ta chẳng quan tâm ai trước, ai sau, chẳng giữ thái độ lịch sự với người bán và người cùng mua và dĩ nhiên họ cũng sẽ chẳng tôn trọng chính bản thân họ khi cư xử một cách quá bản năng, quá thô bỉ. Ở đó, dường như chỉ có quy luật “mạnh được yếu thua” chứ chẳng phải “nhanh còn, chậm hết” hay “đoàn kết, học hỏi”. PT cũng gặp một sự cố nho khi một em chắc khoảng 15, 16 từ đâu ở đâu xông lên, lấn tới một rừng người dày đặc để tiến vào khu vực bán hàng. Và em gái này lấn cả PT. Nhanh thôi, một cái trừng mắt, lấn lại, PT lấy lại vị trí của mình để tiếp tục chen lấn với mấy đứa “đến sau” và “được trước”.

2. Learners-centered hay learning-centered? Câu hỏi được đặt ra từ một học viên trong lớp tập huấn kiểm định chất lượng đại học, dành cho giáo sư Gray đến từ Mỹ. Ông GS luôn sử dụng cụm từ “learning-centered” – lấy việc học làm trung tâm; trong lúc đó ở VN, người ta lại đang khuyến khích mô hình “learners-centered” – coi người học là trung tâm của quá trình giáo dục. Vậy điểm khác biệt giữa hai mô hình này là gì? Ưu khuyết và lí do vì sao Mỹ lại khác VN? Để trả lời những điều này, PT bất ngờ gặp một trở ngại lớn ở bộ phim “Accepted” (đã từng giới thiệu trước đây), mô tả một ngôi trường xây dựng môn học dựa theo ý thích của sinh viên. Và họ xem dạy học là một dịch vụ, một dịch vụ hướng đối tượng. Trong khi đó, GS Gray lại cho rằng điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ trên chính là bởi “learners-centered” nghe rất giống việc xem learner như customer. Và điều đó hoàn toàn không tốt cho giáo dục. Thật rối!

3. Điều kỳ diệu của vòng trôn ốc. PT ko nói về cái vỏ ốc mà bạn thường áp tai vào để nghe tiếng sóng biển. PT nói về cái vòng trôn ốc của triết học, của sự phát triển. Nó có ở khắp nơi, trong mọi lĩnh vực, mọi con người và cần được khám phá và thấu hiểu. Và biết đâu, nó chi phối mọi người.

4. Lý Lan Tám Harry Potter. Một cuốn sách kì lạ. Một cuốn sách rất kì lạ! Bên trong cuốn sách, người ta đọc rất nhiều dòng châm biếm những tác phẩm ăn theo HP cùng vô số những điều kì lạ về mục lục, về cam kết, về bản quyền nhưng rồi cuối cùng chính nó lại chính là mục tiêu châm biếm bởi nó cũng là một tác phẩm ăn theo. PT cam đoan sách bán chạy nhờ chữ HP và Lý Lan,

5. Harold Bloom và sự phê phán HP. PT tin rằng GS Harold Bloom rất đáng được kính trọng. Ông là nhà phê bình văn học nổi tiếng mà cho đến nay, những cuốn sách ông viết vẫn còn được dùng nhiều ở các lớp học văn học tại Harvard. Cách ông ta nhận xét HP cũng khá hay và độc đáo: nhàm chán, viết lặp, rời rạc và làm suy yếu khả năng đọc của con người. Nhưng PT muốn một cuộc tranh luận, bởi PT cảm nhận chúng phiến diện và thiếu khách quan, thậm chí là định kiến đối với anh ta.

và còn nhiều điều rất hay nữa mà đến giờ, PT đã chính thức quên nó rùi (dạo này hay thế…_


-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.







Thứ Sáu, tháng 8 24, 2007

[Trích đăng]Lão cao thủ - Chơi đến đổi nghề

Chắc hẳn ai đã từng đến dự buổi offline tháng 8 đều rất bất ngờ và thích thú bởi một game thủ 58 tuổi tại sever Bạch Hồ, để biết thêm về game thủ đặc biệt này, phóng viên của Thế Giới Hoàn Mỹ đã có một cuộc trò chuyện với bác.

1. Chào bác, bác có thể giới thiệu đôi chút về bản thân cũng như về nhân vật của mình trong game Thế Giới Hoàn Mỹ cho người đọc được biết ?

Chào các bạn game thủ của Thế Giới Hoàn Mỹ, bác tên là Đoàn Thanh Xuân, tên thường gọi là Sơn, bác năm nay 58 tuổi, bác chơi tại sever Bạch Hổ và bang của bác có tên là Hà Nội

2. Bác đã đến với Thế Giới Hoàn Mỹ trong hoàn cảnh nào? Vì sao?

Bác biết đến Thế Giới Hoàn Mỹ qua những website giới thiệu về game và bác quyết định chơi Thế Giới Hoàn Mỹ vì hình ảnh đẹp, kết cấu của game Thế Giới Hoàn Mỹ khác biệt so với những game khác. Thế Giới Hoàn Mỹ là game 3D không bị hạn chế tầm nhìn của người chơi và bên cạnh đó cốt truyện của Thế Giới Hoàn Mỹ cũng khá đặc sắc.


Bác Xuân đang trò chuyện cùng phóng viên của TGHM

3. Nhiều bạn trẻ rất khó khăn với việc làm quen với giao diện và cách điều khiển chuột, cách định hướng để có thể chơi game.
Ở tuổi 58, bác có khó khăn khi bước đầu làm quen với game online? Phải mất bao nhiêu thời gian để bác có thể điều khiển thành thạo nhân vật của mình?

Bác không khó khăn trong việc làm quen với giao diện của game hay cách điều khiên nhân vật vì trước đây bác cũng chơi khá nhiều những game online khác, ví dụ: Võ Lâm Truyền Kỳ, Cửu Long Tranh Bá. Ngày trước khi chưa có game online thì bác chơi nhiều game offline, thậm chí có cả tủ hơn 200 game sưu tập, chỉ mất 1h là bác có thể điều khiển thành thạo, bác tự chơi, tự tìm toạ độ quái, hầu hết là tự mày mò.

4. 58 tuổi, bác có nghĩ là mình đã quá lớn tuổi để có thể chơi game ?

Bác không nghĩ vậy, bởi vì game không giới hạn tuổi tác, nhiều người ở xung quanh khu vực nhà bác, thậm chí vợ bác cũng không hài lòng về việc bác đã lớn tuổi rồi còn ham chơi nhưng sở thích của từng người ai mà cấm được (cười!)

5. Hiện nay bác đang chơi nhân vật nào?

Bác hiện nay có tới 4 nhân vật Vũ Linh - Thần Thú – Tiên Thú – Kiếm Khách, mỗi nhân vật đều có cái hay riêng vì thế nên bác quyết định chơi hết, chỉ còn thiếu 2 nhân vật trong Thế Giới Hoàn Mỹ là Pháp Sư và Vũ Mang là bác chưa thử luyện.

6. Bác đã xắp sếp thời gian như thế nào để có thể luyện cấp cho nhân vật của mình?

Trước đây nhà bác làm bánh mì, nên ban đêm bác thức làm bánh, ban ngày thì ngồi chơi game. Đợt đó bác giảm cân từ 68 cân xuống còn 60, 61 cân nên bác nghỉ bán, chuyển sang sửa điện và sửa khoá. Người nào cần thì tìm đến nên bây giờ thời gian cũng rảnh hơn, có nhiều thời gian để chơi game hơn.


Thời gian rảnh rỗi bác thường dành cho game TGHM

7. Những nhân vật của bác cấp bao nhiêu rồi ạ?

Nhân vật của bác hầu hết là 7x, bác luyện cấp cho nhân vật của mình khá nhanh, những nhân vật của bác cấp cao nhất là 78, cấp thấp nhất là 68

8. Bác có thể cho game thủ Thế Giới Hoàn Mỹ được biết đôi chút về kinh nghiệm chơi game của bác?

Nhân vật đầu tiên bác chơi cũng gặp nhiều khó khăn lắm, nhưng chơi nhiều rồi cũng thành quen. Kinh nghiệm của bác là cấp thấp thì tập trung làm nhiệm vụ, làm càng nhiều, càng nhanh thì lên cấp càng sớm. Cấp cao hơn thì tập trung đánh các con boss, điểm danh vọng sẽ cao. Nếu bạn nào có điều kiện hơn thì làm tầm long, làm tầm long thì thời gian lên cấp còn nhanh hơn nữa

9. Bác thường chơi game ở đâu?

Bác thường chơi game ở nhà, chỉ cuối tuần mới cùng anh em tập trung công thành chiến thì bác ra mới hàng net.


"Chiến Thắng" rồi!

10. Bác thường tham gia công thành chiến cùng với anh em trong bang vậy cảm nhận của bác ra sao về công thành chiến?

Thường thì bác công thành cùng với anh em rất say sưa, tới khi màn hình hiện lên dòng chữ "Chiến Thắng" thì mới biết là mình đã chơi bao nhiêu giờ, cảm giác chơi công thành rất là cuốn hút và hấp dẫn.

11. Bác có nhắn nhủ gì đối với những game thủ trong Thế Giới Hoàn Mỹ không?

Bác không có lời nhắn nhủ gì nhiều, nhưng bác muốn nói với những game thủ trẻ tuổi rằng “Đã không chơi thì thôi, chơi thì phải hết mình”.

(Theo TGHM)
-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Vu Lan báo hiếu

Sắp đến lễ Vu Lan rùi, mọi người vào đọc để hiểu thêm nhé!

Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng đây cũng còn là ngày báo hiếu mà giới tăng ni Phật tử gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này và lễ cúng cô hồn có phải là một hay không?

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật. Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy mẹ Thanh Đề đã đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.

Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông mới phải sanh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ (thấy người cơ hàn không thương, giết hại lục súc, phỉ báng tăng nhân...) Một mình Mục Liên thì vô phương cứu được mẹ dù ông có thần thông đến đâu và dù lòng hiếu thảo của ông có thấu đến đất trời, động đến thần thánh. Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã chứng được bốn quả thánh hoặc đã đạt được sáu phép thần thông. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món để dâng cúng các vị ấy, nào là thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay cùng các món nhật dụng khác. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát. Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Ngày rằm tháng 7 do đó được gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này có phải cũng là lễ cúng cô hồn hay không ? Không ! Ðây là hai lễ cúng khác nhau được cử hành trong cùng một ngày. Sự tích lễ cúng cô hồn đại khái như sau : Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói : "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên". A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là " thả quỷ miệng lửa ", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha tội cho tất cả những người chết". Vì vậy, ngày nay mới có câu : "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".

Vậy lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng khác nhau. Một đằng thì liên quan đến chuyện ông Mục Liên, một đằng lại liên quan đến chuyện ông A Nan. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước. Sự khác nhau giữa hai bên là hiển nhiên, nhưng nhiều người vẫn cứ lẫn lộn.
(Ghi theo bài giảng của ông An Chi - thuvienhoasen.org)
-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Thứ Năm, tháng 8 23, 2007

Một cuộc đàm đạo

Sáng nay Papa gọi lại nói chuyện. Cũng đã lâu hai bố con ko nói chuyện với nhau.
Papa nói rất nhiều. Ngoài những chuyện đã nói đi nói lại như chuyện du học, sinh hoạt, bạn bè, hôm nay Papa có nhiều chuyện quan trọng hơn để nói: chuyện tương lai, nhà cửa, kế hoạch về già, chuyện gia đình dòng họ...
Vẫn biết là Papa thương hai đứa, nhưng sao nghe chuyện vẫn cảm thấy nao lòng. Chắc ko ai tốt bằng Papa.
-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Thứ Tư, tháng 8 22, 2007

KHOA



















-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Thứ Ba, tháng 8 21, 2007

Website vs Blog???



Có người hỏi tôi, khác nhau giữa blog và website là gì. Tôi cũng phân vân, chẳng biết trả lời như thế nào cho chính xác nên viết tất cả những gì mình nghĩ ra đây để mọi người cùng góp ý.

Trước hết để mọi người dễ hình dung, xin được trích dẫn 2 định nghĩa của blog và website được trích từ Wikipedia tiếng Việt

Blog, gọi tắt của weblog (tiếng Anh, "nhật ký web"), là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống.

Website, web site, hoặc Web site (viết tắt là site) là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP.

Nhanh chóng thôi, chúng ta chỉ ra ngay điểm khác nhau cơ bản giữa blog và website ngay ở tên gọi của chúng. Blog ban đầu được gọi là web log, sau được ghép lại là weblog và cuối cùng tách ra thành we blog, gọi tắt là blog. Nói như thế để thấy rằng, thực chất blog là một dạng, một chức năng (function) của website. Website có trước blog. Để hiểu rõ hơn, Wikipedia sẽ cho chúng ta thấy các chức năng thông thường của website:

Organized by function a website may be

  • a personal website
  • a business website
  • a government website or
  • a non-government website
  • a non-profit organization website or blog

Có nhiều loại website và blog chính là một trong những loại website phổ biến, được nhiều người sử dụng. Nói nôm na, website là một tập hợp nhiều trang web lại với nhau. Các trang web ấy có thể là các trang tin tức, diễn đàn, trang hình ảnh hoặc blog. Nếu xếp theo tính tương tác thì blog được xếp vào loại website động, chung với disscussion board, forum (diễn đàn). Một số tài liệu lại phân biệt blog bằng cách gọi nó là dịch vụ và website là nơi tập hợp các dịch vụ lại với nhau.

Ví dụ: Tôi xây dựng trang nhà của tôi. Website Trang nhà của Khoa sẽ được đặt ở tên miền hottestboy.vn bao gồm các trang: Trang chủ, Tự giới thiệu, Album ảnh, Blog và Liên kết. Trong đó, blog được xem là một thành phần của website. Nếu không như thế, tôi có thể xem Blog Yahoo 360 là một website bởi nó cũng là một tập hợp nhiều trang web lại với nhau. Chỉ khác chăng so với các website tĩnh là nội dung của nó có thể thay đổi được và người đọc cũng có thể tạo ra nội dung trao đổi.

Tuy nhiên, gần đây, một số quan điểm mới (tôi cho là sự hiểu lầm nho nhỏ và cũng là nguyên nhân dẫn đến câu hỏi luận đề) gây cho người ta cảm giác website là thời kì trước và blog là thời kì sau và cả hai thực chất là cùng một dạng thức. Những nguyên nhân về sự vượt trội kỹ thuật, tính tương tác cao và cả thuật ngữ web 2.0 của blog đã tạo ra một hình ảnh blog chính là web thế hệ mới. Trên thực tế, blog chẳng qua là một trong những thành phần tiên tiến, nổi trội nhất của website, vốn bao gồm nhiều trang web và đã không ít lần chứng kiến những thành phần nổi trội khác như diễn đàn hay trình đọc RSS.

Như vậy, xét về tính tổng thể thì một website hoàn chỉnh hơn một blog. Phân biệt website và blog chẳng khác nào phân biệt giữa nhân viên nói chung và nhân viên tiếp thị, nhân viên bán hàng, nhân viên kế toán nói riêng. Chính sự bao trùm và hoàn chỉnh hơn blog của website dẫn đến những điểm khác nhau khá rõ về kỹ thuật, ngôn ngữ lập trình, chức năng, công dụng giữa hai khái niệm này mà có lẽ, nếu bạn chịu khó suy nghĩ sẽ thấy sự khác biệt.

Rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người.


-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Chủ Nhật, tháng 8 19, 2007

Ngày chủ nhật lặng lẽ

Sáng: Một mình ra Hàn Thuyên đọc báo, uống cà phê sữa. Chạy ra Nhà hát thành phố nghe nhạc kèn. Lại ra nhà sách đọc ké.
Chiều: Viết blog. Đi dạy. Ăn cà ri. Ngồi chuyện phiếm.
Tối: Cãi nhau. Lang thang nhà sách. Kiếm Bảo ù nói chuyện. Về nhà viết blog và lụi hụi tạo nick Live Messenger. Có lẽ chuyển sang đó.
Ngày chủ nhật trôi qua. Một, hai tin nhắn. Em gái nói nhớ anh 2 quá, bảo về Củ Chi chơi đi, mọi người đang nhắc mình. Mong xuống đó. Thà như thế mà mỗi ngày được nhiều tin nhắn. Lại có người nhớ. Ngồi lặng lẽ nhìn cái nick sáng. Chắc là đổi status để bớt bi luỵ.
-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Chuyện từ cái thang máy


Cái thang máy giờ đây chắc cũng chẳng quá xa lạ đối với những người dân thành thị, nhất là đối với những người mỗi ngày phải chạy lên chạy xuống 10 tầng lầu như PT cách đây vài ngày. Thế nhưng, bên trong cái không gian nhỏ hẹp chưa đầy 4 mét vuông ấy lại có nhiều chuyện để nói hơn là cái công dụng lên xuống của nó.

Chuyện về cái thang máy thì nhiều lắm: lịch sử thang máy nè, rồi cả cách người ta gọi thang, những câu chuyện ma trong thang máy hay cả những trò chơi khăm trong thang máy… Nhưng hôm nay, PT muốn kể về những người sử dụng thang máy.

1. Chuyện kể rằng, từ sau khi thang máy gắn camera đặt trong thang máy, người ta đã phát hiện ra khoảng thời gian ít ỏi di chuyển của thang máy cũng đủ để một số nho nhỏ những người “trí-thức” và “sắp-thành-trí-thức” làm được vô số việc đáng kể. Những việc như chải đầu, trang điểm chỉ là bình thường, có những công việc khác đáng được nhắc đến hơn. Ví dụ như chuyện một chủ doanh nghiệp nhẹ nhàng đút một phong bì khá dày vào túi áo của “anh Hai” trong khi “anh Hai” vẫn nghiêm mặt với phong thái uy nghi lẫm liệt của mình. Hay như hai anh chị đang thiếu thốn chỗ để yêu đã quyết định chọn cái không gian của thang máy, tuy là công cộng nhưng cũng có lúc riêng tư, để thể hiện những cảm xúc mãnh liệt, những hành động minh chứng cho tình yêu trong sáng và vô tư của họ. Và cũng có một trường hợp, khá hi hữu, một ông công chức quèn vừa đóng cửa thang máy là ngồi bệt xuống, khóc thút thít một mình cho đến khi thang máy vừa dừng thì lại chỉnh tề đâu đấy bước ra toe toét cười cầu tài với sếp. Thỉnh thoảng, lại có một vài cô cậu choai choai mang snack hay ly Alô trà vào thang máy thì lại nghe tiếng loa vọng ra: “Cậu kia, mang ngay đồ ăn ra ngoài. Làm đổ ra sàn lại mệt người ta dọn.” À, và dĩ nhiên, người gác phòng thang máy đang cầm trong tay cái nội qui thang máy để đối chiếu. Như một lẽ thường, trong nội quy chẳng có điều nào cấm những chuyện ở trên.

2. Buổi sáng, bạn đến văn phòng nằm trên tầng 10 bằng thang máy và tất nhiên, thang máy của cao ốc vào buổi sáng thì luôn đầy người. Bạn bước vào và chờ đợi cảm nhận ngay cái hương thơm ngào ngạt của nước hoa buổi sáng hay của những gương mặt tươi tỉnh bắt đầu một ngày làm việc mới. Nhưng thực tế, bạn nhận được những cái nhìn lặng lẽ, không cảm xúc, thậm chí là những cái thu người tế nhị, những cái cúi đầu chằm chằm vào bảng số trên thang máy. Vì sao thế?

Allan Pease trong cuốn “Thuật xét người qua điệu bộ” (Trần Duy Châu dịch, NXB Trẻ phát hành) đã giải thích điều đó bằng khái niệm “không gian sinh tồn”. Trong đó, ông chia khoảng không gian xung quanh một người thành 4 khoảng: không gian mật thiết (15 – 45cm), không gian riêng tư (45cm – 1,2m), không gian xã hội (1,2 – 3, 5m) và không gian công cộng (ngoài 3,5m). Sở dĩ có sự xê dịch trong mỗi khoảng không gian là do có sự khác nhau giữa mật độ sinh sống, thói quen và lịch sử phát triển của mỗi người. Người dân sống ở nông thôn sẽ có không gian mật thiết rộng hơn một người ở thành thị, vốn bị bó buộc trong một mật độ người trên mét vuông chật hẹp hơn. “Không gian sinh tồn” được xem là một minh chứng cho sự liên hệ mật thiết giữa con người và động vật. Ở động vật, không gian sinh tồn thường được gọi bằng cách tên dễ hiểu hơn: “lãnh thổ”.

Cũng giống như loài vật, khi bị xâm phạm vào những không gian mật thiết hay riêng tư, con người thường có những động thái bày tỏ sự khó chịu hoặc phòng thủ. Trong một thang máy đông đúc, người ta thường thu người, im lặng hoặc nhìn chằm chằm vào bảng số nhằm che giấu đi sự khó chịu (vì phép lịch sự tối thiểu, dĩ nhiên, đây lại là nét khác biệt giữa con người và động vật), đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra và cũng là để tránh xâm phạm vào những không gian sinh tồn của người khác. Thế nhưng, hầu hết điều này đều xuất phát từ tiềm thức và bạn sẽ ít khi nhận ra nó nếu như không ai nói với bạn. Điều này là phổ biến đối với mọi kiểu người, kể cả những người cởi mở và tự tin nhất. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như mặc dù bạn bị lèn chặt trong một thang máy đông đúc, bạn vẫn có thể vui vẻ thoải mái cười nói nếu những người bên cạnh bạn là những người bạn quen thuộc, những người mà bạn tin tưởng. Thực tế, Allan đã liệt kê ra một số qui tắc ngầm thường thấy ở những chỗ công cộng đông đúc:

a. Không lên cao giọng, ngay cả khi đang nói chuyện.

b. Cẩn thận tránh bắt gặp một cái nhìn khác.

c. Giữ bộ mặt lạnh như tiền.

d. Chúi đầu vào một quyển sách hay một tờ báo.

e. Không được cựa quậy, đặc biệt là trong một đám người đông đặc.

Người ta thường tìm cách khắc phục những cảm giác như thế bằng nhiều cách. Cách đơn giản nhất là tăng diện tích thang máy lên. Nhưng đây cũng là cách ít làm nhất vì chắc chắn không gian của toà nhà là có giới hạn. Một số KTS thử nghiệm bằng cách làm các thang máy trong suốt để tạo một không gian thoáng đãng cho người đi thang máy nhằm làm dịu tâm lý đang căng thẳng của họ. Một số khác dùng âm nhạc hoặc tranh ảnh. Nhưng cách hay nhất, theo tôi, là tìm cách hạn chế cảnh lèn chặt người trong thang máy.

Vì vậy, tôi nhắc lại một trong những nguyên tắc tối quan trọng khi đi thang máy cũng như sử dụng những phương tiện công cộng khác hoặc khi đang ở chỗ đông người: Tôn trọng. Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng mình. Tôn trọng lãnh thổ của người khác để nhận được sự hài hoà trong các mối quan hệ. Và cũng hãy sáng suốt để nhận ra đâu là những hành vi xâm phạm cố ý và đâu là những cái chạm vô tình để có được thái độ cư xử đúng đắn. Chúc bạn vui.

-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Thứ Sáu, tháng 8 17, 2007

Công Thành Chiến Tuần 9: Tiêu điểm Huyền Vũ


Đăng Lung Sơn

Trong tuần công thành thứ 9 của Tứ Linh đại lục, có một trận đánh đã chấn động cả Huyền Vũ và khắp cả Tứ Linh bởi sự bất ngờ của nó. Đó là trận giao tranh của PhongTrào với Phoenix tại Đăng Lung Sơn, một trận đánh trời long đất lở. Mấy ai ngờ, một PhongTrào hùng phong ngất ngưởng lại không thể khuất phục được Phoenix, đối thủ vốn yếu thế hơn nơi miền duyên hải.

Phòng thủ kiên cố

PhongTrào bước vào trận chiến với khí thế ngất trời của kẻ tấn công , oai phong của kẻ chiến thắng trong đấu giá tấn công. Họ đem đến chiến trường một đội ngũ mạnh mẽ vô song và lực lượng Vũ Mang đông đảo với khả năng hủy diệt đối thủ bạt vía kinh hồn. Niềm tin vào một chiến thắng dễ dàng trước Phoenix vốn không nổi danh bằng chắc chắn hiện diện trong mỗi trái tim những chiến binh PhongTrào.

Còn Phoenix, trong mắt nhiều người họ là kẻ yếu thế hơn. Nhưng họ lại là kẻ phòng thủ nên ít nhiều chiếm được ưu thế. Trước khi vào trận, chưa ai biết rõ Phoenix mạnh yếu ở đâu, thực lực thực sự như thế nào? Đồng hồ điểm báo, PhongTrào vào trận với tổng số 70 chiến binh còn Phoenix lại đầy đủ 80 chiến sĩ.

Ngay khi nhập cuộc, PhongTrào với khí thế ào ạt như bài sơn đảo hải đã kéo quân nhanh chóng dồn lên tuyến trung tâm. Chiến binh của PhongTrào tựa như hổ dữ xông xáo nơi chiến trường mau chóng áp đảo Phoenix. Thoáng chốc, họ đã phá tan 2 tháp canh cổng giữa của đối thủ, dồn ép đối phương dũng mãnh vô cùng. Nhưng có lẽ đó là tất cả những gì PhongTrào có thể làm được trong trận chiến này...

Đối mặt với PhongTrào thực lực trội hơn, Phoenix đã đưa ra một chiến thuật vô cùng khôn ngoan: phòng thủ kiên cố. Tầng tầng lớp lớp chiến binh của Phoenix cố thủ nơi trung tâm vững như bàn thạch. PhongTrào bao nhiêu lần dồn quân là bấy nhiêu lần thất bại, không thể đục sâu vào hàng phòng thủ vững chắc của Phoenix.

Kiêu binh tất bại

"Kiêu binh tất bại" - câu nói này quả tương ứng với trường hợp của PhongTrào. Với niềm tin chiến thắng quá lớn, sự tự tin thái quá đã gây ra tâm lý khinh địch là điều tất yếu. Trong khi đó, họ đối đầu với một Phoenix thực sự đoàn kết và khôn ngoan.

Những đợt tấn công có quy mô của PhongTrào mặc dù với sức mạnh nghiêng trời lệch đất những vẫn lần lượt bị đẩy lui. Trong khi đó, quân của Phoenix chỉ kiên trì phòng thủ, không hề đẩy ngược phản công. Cứ thế cứ thế, suốt hàng giờ công thành, PhongTrào vẫn tổ chức những đợt tấn công dồn dập mà nhuệ khí không hề giảm sút còn Phoenix vẫn kiên cường phòng thủ không chú lơ là.

Sự thiếu hụt đội ngũ Kiếm Khách với tuyệt chiêu Sư Tử Hống lừng danh khống chế đối thủ cũng là một lỗ hổng của PhongTrào. Trong khi đó, đối đầu với họ là dàn xạ thủ đông đảo và đánh rất có tổ chức của Phoenix. Người này ngã xuống, người khác vùng lên, cứ thế cứ thế suốt 3 tiếng đồng hồ, PhongTrào cuối cùng đã thất bại.

Có những lúc quân PhongTrào do mải chú ý tới việc phá thành, Phoenix đã lặng lẽ cho pháo thâm nhập vào tận tới tháp trung tâm của đối phương và phá hủy tới phân nửa lượng máu. Có thể nói trong trận chiến này, Phoenix thực sự rất tỉnh táo khi đối đầu với cường địch.

"Thua là kém, khinh địch là thất bại" - câu nói của một chiến binh PhongTrào vừa tiếc nuối vừa giận dữ đã kết thúc trận chiến vô tiền khoáng hậu tại Đăng Lung Sơn của tuần công thành thứ 9.

Thất bại chỉ là nhất thời, và còn 1 tuần nữa để những ân oán còn sót lại có thể được giải quyết thông suốt...


-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Thứ Năm, tháng 8 16, 2007

Cờ Toán Việt Nam


Bàn cờ hình chữ nhật, gồm 99 ô (9 ô hàng ngang và 11 ô hàng dọc). Ô thứ 5 ở hàng thứ 2 của mỗi bên có đường chéo là vị trí cố định của quân số 0 (tức trong khi chơi, số 0 không được di chuyển). Quân cờ hình tròn, mỗi bên một màu khác nhau, trên mỗi quân có các dấu chấm tròn thể hiện các số thứ tự 1-9 (ví dụ, quân số 1 có một chấm tròn; quân số 9 có chín chấm tròn).

Như vậy, mỗi bên có chín quân cờ và một quân số 0. Hai bên cùng xếp quân vào hàng ngang dưới cùng theo thứ tự 1-9 (theo chiều từ trái qua phải, tức tăng dần).

Ngoại trừ quân số 0 không được phép di chuyển ra khỏi vị trí, các quân còn lại 1-9 đều được đi theo tám hướng (trong đó bốn hướng đi thẳng ra bốn phía ngang, dọc và bốn hướng đi chéo theo đông - tây - nam - bắc). Mỗi ô trống trên bàn cờ là một bước đi. Số bước đi được thực hiện theo trị số riêng của từng quân cờ. Chẳng hạn, số 2 có thể đi 1-2 ô trống, số 9 có thể đi 1-9 ô trống tùy mục đích của người chơi.

Khi muốn bắt quân của đối phương, điều kiện là bên mình phải có hai quân đứng trong hai ô liền nhau theo chiều dọc hoặc ngang hoặc chéo (để tạo thành một phép tính và phía trước không có quân của đối phương đứng cản). Sau đó dùng các phép hoặc cộng (+), hoặc trừ (-), hoặc nhân (x), hoặc chia (:) với nhau để ra đáp số. Đáp số của mỗi phép tính là điểm có thể bắt được quân của đối phương.

Chẳng hạn, bên mình có quân 8 và quân 5 đứng liền nhau (8 đứng dưới, 5 đứng trên) theo hàng dọc thì có thể lấy 8-5 = 3 hoặc 8+5 = 13 để bắt quân đang đứng ở ô thứ 3 của đối phương (tính từ ô của quân 5 đứng trước) nếu muốn đánh tiến. Sau đó, lấy quân số 8 thế vào vị trí mà quân số của đối đối phương bị bắt. Còn nếu muốn bắt lùi thì lấy 5+8 = 13 và bắt quân đang đứng ở ô thứ 3 bắt đầu tính từ quân số 8.

Chú ý, nếu kết quả của phép cộng hoặc nhân mà lớn hơn 10 thì chỉ lấy số của hàng đơn vị để tính điểm bắt quân. Chẳng hạn 5+8 = 13 thì 3 là điểm để bắt quân của đối phương. Nếu là phép chia có dư thì lấy số dư để bắt quân. Chẳng hạn, lấy quân 8 chia cho quân 5 bằng 1 dư 3 thì 3 là ô cờ được bắt quân của đối phương. Không thể lấy 5 x 8 = 40 vì điểm 0 là không có giá trị.

Trong khi tính toán, nếu phía trước có quân của đối phương đứng cản thì không thể bắt được quân của đối phương. Chẳng hạn 8+5 = 13 thì có thể bắt được quân số bất kỳ của đối phương (1, 2, 3, 4...) đang đứng ở ô thứ 3 tính từ quân số 5 của bên mình, nhưng nếu ở ô thứ 1, 2 có quân đối phương đang đứng thì không thể bắt được quân ở ô thứ 3 kể trên.

Cờ toán khác cờ tướng ở chỗ cờ tướng thì ăn trực tiếp (ngoại trừ quân pháo). Còn cờ toán buộc phải có hai quân để có thể làm một phép tính.

Trong quá trình chơi, bất kể khi nào, cứ bắt được quân số 0 của đối phương là thắng tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu không bắt được quân số 0 vẫn có thể tính việc thắng - thua bằng cách dựa theo số điểm. Mỗi quân cờ có số điểm tính theo trị số của nó. Chẳng hạn quân số 1 là 1 điểm, số 2 là 2 điểm... Trước khi chơi, hai bên có thể thỏa thuận thang điểm cho mỗi ván là 10-15-20 điểm... và chơi 1-3-5-7... ván. Sau đó tính trên tổng số ván thắng để tính thắng - thua. Nhưng trong quá trình thi đấu, bên nào bị đối phương bắt quân số 0 là bị xử thua tuyệt đối - dù trước đó đang dẫn trước 2-3-4 ván. Cụ thể:

- Ván 1: A thắng B với tỉ lệ điểm 10/7

- Ván 2: A thắng B với tỉ lệ điểm 12/5

- Ván 3: B thắng A tuyệt đối (tức B bắt được quân số 0 của A).

Kết quả cuối cùng: B thắng A.

(Vũ Bảy)
-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Thứ Tư, tháng 8 15, 2007

Tự dưng thế...

Nho nhỏ: Trích đăng từ phía blog bạn Thanh:
*Khoa: hơ hơ, ông là đứa bạn trai thân nhất (vừa là thân vừa là duy nhất) của tui áh, kekeke, thấy dzui hem! Chẹp, ông thì tui yên tâm rùi, có bé dzịt kế bên mà. Hãy tự tin vào những giá trị của bản thân mình nhá. Ông có hoài bão, có mơ ước lớn, có tài nữa chỉ là chưa gặp thời thôi, cứ cố lên nhé! Chúc ông gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

-----------------

Tự dưng thấy buồn quá! À, không phải buồn nhưng nó là cái thứ cảm giác mà mình hoàn toàn không thích chút nào.

Có phải người ta vẫn thường nói, khi yêu người ta có thể chia sẻ với nhau mọi chuyện, kể cả vui lẫn buồn, ngay cả những chuyện thầm kín nhất? Và rằng, những người yêu nhau luôn biết cách để người còn lại bớt buồn, vui lên và giải toả được những gánh nặng trong lòng?

Tự dưng mắt lại nhoè. Chẳng hiểu vì sao đang trong giai đoạn vui thế này mà mắt lại bị nhoè, lòng thắt lại. Lại sụt sùi. Lạ, chẳng có chuyện gì nghiêm trọng mà. Chỉ là sự bất lực đi kèm với ganh tị và một chút mâu thuẫn. Có là gì.

Có phải là tệ lắm không khi chỉ có thể nhìn người yêu của mình buồn rầu hoài? Và còn tệ hơn nữa khi người cải thiện được tình hình lại là một người khác, một người giống như thay thế mình, à mà có thể chính mình mới là người thay thế người ta?

Tự dưng thấy giận bản thân mình và nghi ngờ mọi chuyện. Vẫn biết yêu là phải tin tưởng. Và vẫn tin tưởng. Nhưng sao vẫn buồn và nghi ngờ rằng mình chẳng phải là một người yêu tốt, để có thể chăm sóc cho người ta. Đến nỗi, người ta chỉ có thể tìm được sự thoải mái ở một người khác.

Một người yêu tốt là gì? Có phải là người có thể tâm sự, có thể an ủi, có thể động viên người kia trong những lúc buồn chán và bi ai nhất? Có phải là người mà người ta tìm đến mỗi khi gặp chuyện buồn và khi đó, người ta nói rằng, thật thoải mái? Và người không thể làm được hình như không phải là một người yêu tốt?

Tự dưng nhớ đến một câu chuyện đã đọc từ xưa. Chuyện kết rằng, hãy chọn người bạn nghĩ đến lúc buồn hơn là người bạn nghĩ đến lúc vui. Ở bên mình, người ta vui nhưng khi buồn, lại tìm một người khác. Lúc buồn lẫn vui, mình chỉ nghĩ đến một người.

Có một người có thể thay thế mình, mình nên làm gì? Lẽ ra mình nên vui vì ít nhất người ta cũng đã nói được hai chữ thoải mái còn hơn là đi với mình mà khuôn mặt mệt mỏi, chán nản? Lại muốn khóc. Sao dạo này mày yếu đuối thế?

Tự dưng thấy mình khác xưa. Mềm yếu, uỷ mị và kém cỏi. Bên trong lại là một cục đá lạnh băng, chẳng thể chia sẻ với bất kì ai. Hình như tạo hoá đã thay đổi quyết định chăng?

Sẽ phải suy nghĩ thêm. Chẳng thể có một mối quan hệ tốt đẹp nếu vẫn như thế này. Sợ rằng, có gì đó thiếu chín chắn ở đây. Hay rằng, có ai đó vội vàng quá chăng? Cũng có thể vì vắng chủ nhà, mình vọc niêu tôm (hay mọc đuôi tôm)? Nếu là một người khác thì sao? Có lẽ vẫn vậy, vẫn là một sự kém cỏi.

Tự dưng thấy mình đã thay đổi. Sợ rằng sẽ có người nhận ra, trước và sau có sự khác nhau. Chủ quan? Khách quan? Hay là… Có được đã khó, giữ được còn khó hơn.

Lần đầu tiên bị bỏ rơi trên Yahoo… vì một người khác. Nhưng ko dám viết nhiều vì sợ có người buồn.




-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Thứ Bảy, tháng 8 11, 2007

Một tháng yêu thương


Chủ tịch Hội nuôi vịt tuyên bố: Tui đã nhậm chức được 1 tháng và đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Báo cáo hết.

-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Thứ Sáu, tháng 8 10, 2007

Câu đố si đồi

Có thể bạn đã biết, có thể chưa. Có thể bạn hiểu đúng, có thể ko. Dù gì, cũng thử trả lời xem sao.

1. Xiên xiên ba góc xéo cả ba
Ở dưới thiếu một miếng da..
Phành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi vắng gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa

Gì thế nhỉ ?

2. Dài dài như trái chuối Tây
Một đầu cứng ngắc, đầu đầy lông quăn
Gặm hoài bà xái cả cằm
Mỏi mồm, ướt mép, tay cầm, tay lau ....

Gì thế nhỉ ?

3. Lột quần ngoài
Còn quần trong
Lột quần trong
Thấy túm lông
Vạch túm lông
Thấy cái hạt

Gì thế nhỉ ?

4. Hai tay nắm lấy khư khư
Bụng thì bảo dạ, rằng, ư - đút vào
Đút vào nó sướng làm sao
Dập lên dập xuống nó trào nước ra.

Là gì ?

5. Cắm vào rung động toàn thân
Rút ra nuớc chảy từ chân xuống sàn
Hỡi chàng công tử giàu sang
Mới cắm xin chớ vội vàng rút ra

Là gì ?

6. Muốn chơi thì lên giường
Càng chơi càng ra nước
Nước lại không ra giường

Là gì ?

7.
Trên bằng da, dưới bằng da
Đút vào thì ấm, rút ra lạnh lùng

Là gì?

8. Trong hang thăm thẳm bùng binh
Có một thằng bé lách mình chui qua
Chui vào rồi lại chui ra
Làm cho đầu cổ ướt mà tèm lem

Là gì?

9. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Áo em đang mặc lột trần ngay ra
Lột rồi anh vẫn chẳng tha
Anh lấy miếng thịt anh tra ngay vào

Là gì?

10. Chấm chấm, mút mút, đút vào lỗ trôn
hai sợi lông, cái dài cái ngắn.

Hỏi là đang làm gì?

11. Moi ra ... moi ra, nhiều quá !!
Cô em, nhăn nhó đứng soi hàng ...
Anh đút ... anh đút ... rồi lại đút
chọc một lần, chưa đuợc, lại chọc thêm ...
vặn vẹo, lên xuống - xuống lên
Ngoáy lên ngoáy xuống chẳng thấy ra
Giận thay đồ rởm không trơn lỗ ...
Rút ra, chán nản mệt thấy bà

Hỏi là cái gì?

12. Trên rung rung dưới sung sướng
Trên sung sướng dưới đau đau .

Là gì nào ?

13.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc ,
Một phát đâm ngang thích thích mau

Là gì nào ?

14. Xưa kia em trắng như ngà,
Bởi chưng ngủ lắm, nên đà em thâm.
Lúc bẩn, chàng đánh, chàng đâm,
Đến khi rửa sạch, chàng nằm lên trên

Là cái gì?

15.
Lỗ trên toét toè le,
Lỗ dưới toét toè le.
Anh bịt lỗ dưới, anh đè lỗ trên.
Cô mình tức, cô phải kêu lên,
Đã vừa mệt nhọc, lại thêm mất tiền?

Là cái gì?
-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.









Phù Thuỷ Đầm Lầy's photosXem thêm tại đây.

Tra từ điển



Bản quyền thuộc về Tô Lâm Viễn Khoa, 2006 - 2008.


Khi đăng lại các bài viết tại đây, vui lòng dẫn link hoặc ghi rõ nguồn: TLVK.


Liên hệ: Tô Lâm Viễn Khoa