Thứ Ba, tháng 8 28, 2007

Oh oh oh...

TÌnh hình là dạo này đang bệnh. Ko trầm trọng lắm nhưng dai dẳng. Mà mỗi khi bệnh lại kéo theo cái sự hoạt động quá tải của bộ não và tất yếu theo sau của cái đoàn tài dài đằng đẵng đó là cả một lô lốc những ý tưởng rất ư là hay ho dùng để viết blog (mượn lại câu của MT: Nhàn cư vi bất thiện). Nhưng e rằng, “lực bất tòng tâm”, ý thì nhiều nhưng sức thì kiệt. Đành viết vội vài dòng với nỗi sợ rằng ngày mai thức dậy, sẽ chẳng những điều này trong đầu nữa mà thay vào đó là thuốc kháng sinh và một tá khăn giấy để hỉ mũi.

1. Giữa thế kỷ 21 nhớ về thời bao cấp: Viết từ cảm xúc một buổi khao quân chiến sĩ tình nguyện của Thành đoàn tại Đầm Sen. Nói cho ngay ra thì là cảm xúc dồn nén từ bao lần trước, nay bùng nổ. Hỏi ngay: Tại sao lại nhớ thời bao cấp nghèo nàn lạc hậu trong khi ta đang đứng giữa thế kỷ 21 tối tân, hiện đại? Trả lời liền: Chỉ nhớ cái “văn hoá xếp hàng” của thời bao cấp. Ngưỡng mộ thay người đã sáng tạo ra cách thức phân phối bằng xếp hàng! Nó xoá bỏ sự cách biệt về sức khoẻ, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội. Chỉ có duy nhất một ưu tiên: người đến sớm được sớm. Ngay cả cái cách dùng cục gạch để đặt chỗ cũng thật là hay bởi nếu người ta không có cái “văn hoá xếp hàng” thì có đặt cả một người thật ở đó thì cũng chẳng giữ được chỗ của mình. Tóm gọn lại trong những chữ: lần lượt, trật tự và công bằng. Thế kỷ 21 thì sao? Một nhóm sinh viên, thanh niên tình nguyện (những thanh niên ưu tú của đất nước) đang nhao nhao vây lấy em gái bán hàng nhỏ bé để được đổi những lá phiếu khao quân lấy thức ăn một cách hỗn loạn, vô tổ chức. Nó gợi nhớ lại thời bao cấp, thời của tem phiếu nhưng sao khác quá. Không có những đường xếp hàng thẳng tắp, không có những viên gạch, không có sự bình tĩnh và không có cả văn hoá ứng xử, phép lịch sự. Dường như người ta chỉ chăm chăm cho cái quyền lợi của bản thân mình, sẵn sàng đạp đổ, bước qua người khác để miễn sao mình được nhiều nhất, nhanh nhất và tiện nhất. Người ta chẳng quan tâm ai trước, ai sau, chẳng giữ thái độ lịch sự với người bán và người cùng mua và dĩ nhiên họ cũng sẽ chẳng tôn trọng chính bản thân họ khi cư xử một cách quá bản năng, quá thô bỉ. Ở đó, dường như chỉ có quy luật “mạnh được yếu thua” chứ chẳng phải “nhanh còn, chậm hết” hay “đoàn kết, học hỏi”. PT cũng gặp một sự cố nho khi một em chắc khoảng 15, 16 từ đâu ở đâu xông lên, lấn tới một rừng người dày đặc để tiến vào khu vực bán hàng. Và em gái này lấn cả PT. Nhanh thôi, một cái trừng mắt, lấn lại, PT lấy lại vị trí của mình để tiếp tục chen lấn với mấy đứa “đến sau” và “được trước”.

2. Learners-centered hay learning-centered? Câu hỏi được đặt ra từ một học viên trong lớp tập huấn kiểm định chất lượng đại học, dành cho giáo sư Gray đến từ Mỹ. Ông GS luôn sử dụng cụm từ “learning-centered” – lấy việc học làm trung tâm; trong lúc đó ở VN, người ta lại đang khuyến khích mô hình “learners-centered” – coi người học là trung tâm của quá trình giáo dục. Vậy điểm khác biệt giữa hai mô hình này là gì? Ưu khuyết và lí do vì sao Mỹ lại khác VN? Để trả lời những điều này, PT bất ngờ gặp một trở ngại lớn ở bộ phim “Accepted” (đã từng giới thiệu trước đây), mô tả một ngôi trường xây dựng môn học dựa theo ý thích của sinh viên. Và họ xem dạy học là một dịch vụ, một dịch vụ hướng đối tượng. Trong khi đó, GS Gray lại cho rằng điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ trên chính là bởi “learners-centered” nghe rất giống việc xem learner như customer. Và điều đó hoàn toàn không tốt cho giáo dục. Thật rối!

3. Điều kỳ diệu của vòng trôn ốc. PT ko nói về cái vỏ ốc mà bạn thường áp tai vào để nghe tiếng sóng biển. PT nói về cái vòng trôn ốc của triết học, của sự phát triển. Nó có ở khắp nơi, trong mọi lĩnh vực, mọi con người và cần được khám phá và thấu hiểu. Và biết đâu, nó chi phối mọi người.

4. Lý Lan Tám Harry Potter. Một cuốn sách kì lạ. Một cuốn sách rất kì lạ! Bên trong cuốn sách, người ta đọc rất nhiều dòng châm biếm những tác phẩm ăn theo HP cùng vô số những điều kì lạ về mục lục, về cam kết, về bản quyền nhưng rồi cuối cùng chính nó lại chính là mục tiêu châm biếm bởi nó cũng là một tác phẩm ăn theo. PT cam đoan sách bán chạy nhờ chữ HP và Lý Lan,

5. Harold Bloom và sự phê phán HP. PT tin rằng GS Harold Bloom rất đáng được kính trọng. Ông là nhà phê bình văn học nổi tiếng mà cho đến nay, những cuốn sách ông viết vẫn còn được dùng nhiều ở các lớp học văn học tại Harvard. Cách ông ta nhận xét HP cũng khá hay và độc đáo: nhàm chán, viết lặp, rời rạc và làm suy yếu khả năng đọc của con người. Nhưng PT muốn một cuộc tranh luận, bởi PT cảm nhận chúng phiến diện và thiếu khách quan, thậm chí là định kiến đối với anh ta.

và còn nhiều điều rất hay nữa mà đến giờ, PT đã chính thức quên nó rùi (dạo này hay thế…_


-------------------------
Câu nói tuần này: Nhấn vào chữ Phản hồi để comment. Nhấn vào chữ Comment để phản hồi. Làm gì mà bạn thích.







Không có nhận xét nào:

Tra từ điển



Bản quyền thuộc về Tô Lâm Viễn Khoa, 2006 - 2008.


Khi đăng lại các bài viết tại đây, vui lòng dẫn link hoặc ghi rõ nguồn: TLVK.


Liên hệ: Tô Lâm Viễn Khoa