Thứ Bảy, tháng 3 31, 2007

Hâm mộ quá khích - Lỗi của ngôi sao?


Hôm nay vội. Ko muốn viết nhiều. Chỉ là quá bức xúc trước một sự kiện và cách đánh giá, nhìn nhận của nhiều người nên viết để bày tỏ ý kiến cá nhân.

Cô gái trẻ Dương Lệ Quyên vì quá hâm mộ nam tài tử Lưu Đức Hoa đã nghỉ học từ năm 15 tuổi và sau đó mất 13 năm để theo đuổi giấc mơ được gặp mặt và trò chuyện với Lưu Đức Hoa. Sự theo đuổi của cô sẽ không có gì đáng nói nếu nó không kéo theo cả cha mẹ của cô vì quá thương con nên đã bán thận, bán nhà để cô được thoả giấc mơ của mình. Trong bữa tiệc sinh nhật của Lưu Đức Hoa, Dương Lệ Quyên đã được thoả lòng mong ước và gặp thần tượng của mình, thậm chí còn chụp ảnh chung. Nhưng đáng tiếc, sau đó cô gái này lại cho rằng như thế chưa đủ, cô còn muốn được nói chuyện riêng với Lưu Đức Hoa. Cuối cùng, quá bế tắc, người cha đã nhảy xuống biển tự tử và để lại lá thư tuyệt mệnh mong muốn rằng con gái sẽ được Lưu Đức Hoa gặp và an ủi.

Ban đầu tôi chỉ nhìn nhận đây là một sự kiện bình thường mà trong xã hội hiện đại, người ta phải chấp nhận, báo chí chỉ đăng tải để lấy tin giật gân. Nhưng báo chí và các nhà nghiên cứu, với một giác quan nhạy bén, đã thổi phồng vụ này lên và đưa ra những nhận định mà tôi cho là ấu trĩ. Trong đó, nổi bật nhất là một giáo sư ở Đại học Bắc Kinh đã đưa ra nhận định cho rằng chính thế giới giải trí là một trong những nguyên nhân của bi kịch này. Ấu trĩ thật!

Người ta bảo rằng, vì Lưu Đức Hoa quá chảnh choẹ, gặp Lưu Đức Hoa còn khó hơn cả gặp Tổng thống nên mới có người dùng đủ mọi cách để được gặp. Người ta còn phê phán cho rằng chính công nghệ giải trí đã biến những ngôi sao thành những vị thánh sống, được tôn sùng quá mức. Và cuối cùng, người ta kết luận rằng, ngôi sao hiện nay là phù phiếm, chỉ để tạo ra những bi kịch trong xã hội.

Đáng tiếc thay, những người này không hiểu được thực chất thế giới giải trí là gì. Tại sao cứ đến những tụ điểm vui chơi là người ta thấy đèn hoa rực rỡ? Tại sao cứ ca sĩ lên sân khấu là phải trang điểm, ăn vận bóng bẩy, bắt mắt? Tại sao cứ diễn viên, nghệ sĩ nào cũng phải đi tút lại vẻ đẹp bên ngoài hay tìm cách đánh bóng tên tuổi mình? Đơn giản thôi, vì đó là nghề nghiệp của họ. Nghề của họ là thu hút sự chú ý của người khác, giải trí, mua vui rồi cuối cùng hướng đến mục đích cao cả hơn là định hướng thẩm mỹ, lối sống cho người khác. Sự chú ý, hình ảnh là yếu tố sống còn của họ. Những giáo sư đại học không cần sự chú ý, họ chỉ cần công trình nghiên cứu khoa học. Những nông dân không cần sự chú ý, họ chỉ cần ruộng đồng, phân bón. Nhưng nghệ sĩ hay nói rộng ra là cả thế giới truyền thông, giải trí, họ cần sự chú ý. Từ cổ chí kim, lúc nào cũng vậy. Như thế, người ta mới nói rằng nghệ sĩ là người của công chúng. Muốn thành công trong nghề này, người ta phải là ngôi sao, phải có phong cách ngôi sao, đó quy luật tất yếu và tôi cho đó là hợp lý.

Vậy tôi hỏi, sự đánh bóng tên tuổi của họ có gì sai? Tôi cho là chẳng có gì sai vì một khi họ nổi tiếng, có nhiều người bắt chước họ thì họ trở thành phương tiện rất hữu hiệu để định hướng cho đám đông. Đám đông rất dễ bắt chước. Chẳng phải ở Mỹ, người ta tôn sùng chủ nghĩa "anh hùng cá nhân" là để tạo ra hình mẫu cho cả xã hội bắt chước theo. Ngôi sao đẹp, người hâm mộ cũng đẹp. Ngôi sao tốt, người hâm mộ cũng tốt. Vậy có gì sai? Sai là sai ở chỗ người hâm mộ mù quáng, không biết mình đang làm gì mà hâm mộ thái quá, dẫn đến thần tượng mình bị xấu tiếng lây, chứ thực ra họ không có lỗi gì cả. Đồng ý là có rất nhiều tấm gương trong xã hội đáng để học hỏi nhưng thử hỏi, những anh kỹ sư, bác sĩ làm sao tạo ra sức hút bằng ca sĩ, diễn viên?

Một diễn viên nổi tiếng như Lưu Đức Hoa có hàng triệu fan hâm mộ toàn cầu. Thế nên nếu bắt anh ta phải đáp ứng cho hàng triệu lời yêu cầu được gặp mặt và nói chuyện riêng, e rằng sự nghiệp của anh ta cũng phải chấm dứt vì chẳng còn thời gian để mà đóng phim và hát hò. Chẳng thế mà luôn có một bức tường bao quanh các ngôi sao mà nhiệm vụ chính của nó không phải là ngăn chặn mà chính là điều tiết để làm sao cân bằng giữa lợi ích của ngôi sao và fan hâm mộ.

Nói ra, cuối cùng, tôi muốn khẳng định Lưu Đức Hoa không có lỗi trong chuyện này và tôi ủng hộ cách giải quyết cương quyết của anh trong trường hợp này là không gặp mặt cô gái đó. Còn ai có lỗi thì chắc chắn nhiều bài báo đã bàn tới rùi, tôi không nói nữa. Qua việc này, tôi vẫn nghĩ sau hàng loạt sự thay đổi về nhận thức xã hội, có lẽ cái tư tưởng "xướng ca vô loài" vẫn còn tồn tại trong xã hội này. Thật đáng tiếc! Thế thôi.

-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

Thứ Năm, tháng 3 29, 2007

Vũ trụ học - đi từ ảo tưởng đến tiệm cận chân lý


Ngay từ thưở sơ khai của loài người, con người ngoài việc phải trông chừng những hiểm nguy ở mặt đất đã biết ngắm lên bầu trời mỗi khi rảnh rỗi. Họ ngắm bầu trời và tưởng tượng ra về thế giới ở phía trên kia, thế giới của những vì sao, của mặt trăng, của mặt trời và vô số thứ khác hấp dẫn ẩn sau đó. Họ còn phát hiện ra những quy luật của những ngôi sao liên quan đến đến thời tiết, đến khí vận của mỗi người. Từ đó, một lọat những môn khoa học đầu tiên xuất hiện, bên cạnh Toán học, sơ khai và giản đơn: Chiêm tinh học, Thiên văn học và Vũ trụ học (Cosmology).

Trải dài từ phương Đông sang phương Tây, từ cổ chí kim, người ta đã có những tri thức khác nhau về vũ trụ và bầu trời, lẽ dĩ nhiên là ngày càng hiện đại và tiệm cận hơn với chân lý. Những tri thức ấy góp phần tạo nên lịch sử phát triển phong phú và đa dạng của vật lý cũng như mở ra những chân trời mới cho loài người: xa hơn, cao hơn. Khuôn khổ bài viết này chỉ cho phép lướt qua những bước phát triển cơ bản nhất trong lịch sử hình thành những tri thức này.

1. Nguồn gốc vũ trụ:

a. Các thuyết cổ đại:

Trở lại phương Đông cách đây vài ngàn năm, khi những người Trung Hoa đầu tiên ngắm bầu trời, họ đã kể ra câu chuyện về Bàn Cổ khai thiên. Chuyện kể rằng Bàn Cổ là vị thần đầu tiên trong vũ trụ này. "Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và mặt trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc. Thời Tần và Hán, dân gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng." (1) Rồi tiếp sau Bàn Cổ là các vị thần Sông, thần Gió, thần Núi... Lại có chuyện kể "Vào thời Hiên Viên; thần nước Cộng Công(gong=khảm) đánh nhau với thần lửa Chúc Dong. Cộng Công thua trận; húc đầu vào núi Bất Chu; khiến cột trời đổ gẫy. Trời nghiêng về phía Tây Bắc; đất lệch về phía Đông Nam. Nước từ trên trời đổ xuống gây ngập lụt ở khắp nơi. Bà Nữ Oa đốt cỏ Lư thành tro ngăn nước lụt; lấy đá ngũ sắc dưới biển vá trời. Sau đó bắt con rùa lớn đứng đội trời lên. Từ đó; cuộc sống trở lại yên bình." (2) Xin dừng kể ở đây vì nếu kể nữa e rằng sẽ sa vào kể sử. Từ hai câu chuyện trên, cho ta thấy người phương Đông cổ đại cho rằng Vũ trụ được tạo ra từ ý chí - yếu tố tâm linh, thần thoại. Điều thú vị là mô típ sáng tạo vũ trụ kiểu này rất giống với thần thoại Hy Lạp hay La Mã cổ đại cho thấy nét tương đồng giữa hai nền văn hoá Đông Tây (sẽ nói thêm ở phần sau).
Nho giáo lại có những cách lý giải khác. Kinh dịch và một số tài liệu khác cho rằng vũ trụ tạo ra từ , vô sinh ra thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái chồng chập sinh lục thập tứ quẻ điều khiển vạn vật trong vũ trụ. Một trường phái khác lại cho rằng vũ trụ tạo thành từ 5 yếu tố ngũ hành: kim, mộc, thủy, hoả, thổ, tương sinh tương khắc lẫn nhau mà tạo ra sự vận động của vũ trụ. Đến đây thì dường như không có thêm tài liệu nào cho thấy văn hoá phương Đông tiếp tục nghiên cứu về sự hình thành vũ trụ.

Ở phương Tây, thời kì Hy Lạp cổ đại, người ta đã sáng tạo ra câu chuyện kể về những vị thần vĩ đại, những người đã sáng tạo ra vũ trụ này. "Người Hy Lạp cổ xưa kể rằng khi khai thiên lập địa khởi thủy có ba vị Thần linh: Thần Hỗn Mang Khaos, Nữ Thần Đêm tối NyxThần Ái tình Eros.

Thần Hỗn Mang kết hợp với Nữ Thần Đêm tối sinh ra Thần Định Mệnh. Thần nhân này đui hai mắt, có quyền thống trị, mỗi khi phán quyết một điều gì lại ghi trên một quyển sách bằng đồng. Các Thần nhân sau này có thể dùng quyền lực của mình ngưng việc thi hành những phán quyết đó, nhưng không thể cưỡng lại.
Sau khi sinh ra Thần Định Mệnh, thần Khaos sinh ra Nữ Thần Đất Gaia và Thần Tartaros tối tăm-Đây là một vực thẳm u tối ở kế bên Trái Đất.Tiếp đó Gaia lại sinh ra Thần bầu trời trải rộng bao la (hay còn gọi là Thần Thiên Vương) Ouranos, vị thần này ra đời lại dang rộng cánh tay bao bọc lấy cả Trái Đất rộng lớn. Như vậy theo quan niệm của người Hy Lạp cổ xưa thì đất sinh ra trời chứ trời không phải sinh ra đất dù bầu trời rộng hơn đất rất nhiều. Sau đó nữ thần Đất Gaia lại sinh ra núi non hùing vĩ vươn mình lên tận trời xanh, rồi lại sinh tiếp thần Biển Cả Pontos đổ nước tràn ra khắp bề mặt Trái Đất và quanh năm vỗ sóng. Nữ Thần Gaia cũng sinh ra những thần nhân khổng lồ và độc long Cyclopes." (3)
Điểm đặc biệt như đã nói ở trên là câu chuyện này có nét tương đồng với câu chuyện về Bàn Cổ khai thiên khi đều giải thích vũ trụ sinh ra bởi một hoặc vài vị thần - tạm gọi là Thuỷ tổ của các vị thần, và thế giới này do các vị thần góp sức mà tạo nên. Cả hai câu chuyện đều đề cập đến một biến cố lớn làm thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ sâu sắc. Ở câu chuyện Bàn Cổ khai thiên là sự kiện cuộc chiến giữa Thuỷ thần và Hoả thần, cuối cùng là Nữ Oa vá trời mà sau đó dẫn đến sự phân chia tam giới. Ở thần thoại Hy Lạp là sự kiện nổi loạn của những đứa con của thần Gaia và thần Địa ngục mà cuối cùng dẫn đến sự lên ngôi của thần Zeus và các vị thần núi Olympơ cai quản thế giới mới. Ngẫu nhiên thay, trong lịch sử hình thành trái đất, người ta cũng nhắc đến một sự kiện trọng đại cách đây 65 triệu năm làm biến mất vĩnh viễn loài khủng long, đưa trái đất về kỷ băng hà và mở ra một chương mới cho trái đất xinh tươi này. Tôi không dám kết luận những câu chuyện này xây dựng dựa trên sự kiện này (vì rõ ràng 65 triệu năm trước, làm gì đã có loài người) nhưng cũng đặt một dấu chấm hỏi về sự kiện này, chắc rằng chúng có một quy luật chung gì đó chăng?

Về những giả thuyết mang tính duy vật, có thể nhắc đến Democrit với kết luận vũ trụ hình thành bởi các yếu tố: đất, nước, lửa, không khí. Sau này, Aristote cũng thừa nhận với kết luận này và mở rộng nó thêm là vạn vật đều thuộc về một yếu tố nào đó và mỗi yếu tố của những thuộc tính riêng như lửa thì là khô, nóng, nước là ẩm, lạnh, đất là khô, lạnh, không khí là ẩm, nóng. Và lẽ dĩ nhiên, với quan niệm như thế, cũng giống như ngũ hành, vũ trụ vô thuỷ nghĩa là không có sự sinh ra và không có nguồn gốc.

Trong sách "Edda trẻ", một sưu tập truyện thần thoại mà nhà tộc trưởng Iceland Snorri Sturleson sưu tầm được, nguồn gốc vũ trụ được mô tả như sau: "Thưở sơ khai, vũ trụ không có gì cả. Không tìm thấy đất, phía trên cũng không có trời, chỉ có một khoảng trống lớn kinh khủng và không đâu có cỏ." (4) Phía Bắc và phía Nam của khoảng không trống rỗng đó là những vùng của giá rét và lửa, Niflheim và Muspelheim. Sức nóng từ vùng Muspelheim làm tan các khối băng giá của vùng Niflheim và từ các hạt nước, một người khổng lồ xuất hiện tên là Ymer. Vũ trụ bắt đầu từ lúc đó khi mà bò cái sinh ra để nuôi sống Ymer, muối và cỏ xuất hiện để nuôi bò...

b. Lý thuyết hiện đại:

Thời gian sau này, cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, nguồn gốc của vũ trụ ngày càng được làm sáng tỏ. Vũ trụ lúc này gần như là hữu thuỷ, tức là có sự sinh ra nhưng không giải thích theo kiểu tâm linh mà được giải thích một khoa học, duy vật biện chứng. Triết học Mác Lênin cho rằng khuynh hướng của sự phát triển là từ thấp đến cao, theo mô hình xoắn ốc nhưng vẫn không thể trả lời được một cách thoả đáng cái ban đầu, tức là đuôi của xoắn ốc ấy là gì? Nếu trả lời câu hỏi đó thì nghiễm nhiên, triết học Mác - Lê cùng nền khoa học hiện đại đã thắng những yếu tố tâm linh vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Tiếc thay, điều đó vẫn chưa thực hiện được và đó cũng trở thành một trong những mục tiêu cần đạt tới của vật lý học hiện đại: vũ trụ khả tri?
Chỉ xin nhắc sơ qua về giả thuyết vụ nổ Big Bang mà nhiều người cho rằng đó là nguyên nhân sinh ra vũ trụ. Thuyết Big Bang cho rằng, hiện nay vũ trụ đang giãn nở, nếu lùi thời gian về hàng trăm triệu năm trước thì các hành tinh sẽ nằm gần nhau hơn, càng lùi xa thì càng khít lại. Đến một thời điểm xa xăm nào đó, khoảng 20 tỷ năm, toàn bộ khối lượng của vũ trụ tập trung vào một điểm. Điểm này có khối lượng, kèm theo đó là năng lượng, rất lớn nên gọi là điểm kì dị. Và bùm... vụ nổ Big Bang xảy ra, năng lượng và vật chất được giải phóng và tạo nên vũ trụ sơ khai. Theo thời gian, các hành tinh xuất hiện và vũ trụ trở nên như ngày nay. Điều này cho đến nay vẫn còn là một giả thuyết vì vẫn còn nhiều chỗ chưa chặt chẽ mà trong phạm vi bài viết này không cho phép nói dài.
(có thể đọc thêm tại đây)

Lướt sơ qua lịch sử phát triển tri thức về nguồn gốc vũ trụ, có thể thấy 2 xu hướng: duy tâm và duy vật. Một bên dựa vào yếu tố tâm linh để giải thích, gắn nguồn gốc vũ trụ với các thần, một bên dựa vào khoa học để lý giải. 2 xu hướng này không chỉ ở những quan niệm về nguồn gốc vũ trụ mà còn ảnh hưởng đến cả những quan niệm về hình dạng, mô hình vũ trụ sau này mà phần sau sẽ đề cập rõ hơn.

2. Mô hình vũ trụ thời Cổ:

Ở phần trên, chúng ta đã nhắc sơ vũ trụ hình thành như thế nào. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem, sau khi hình thành (nếu có) sẽ có hình dạng như thế nào.

a. Vũ trụ phương Đông:

Người Việt cổ quan niệm rằng trời tròn đất vuông. Vũ trụ như quả trứng gà, bầu trời là vỏ trứng, mặt đất là lòng đỏ trứng. Quan niệm này thể hiện trong sự tích bánh chưng bánh giầy hay trong một số trò chơi dân gian, người ta sử dụng cái chén lật úp để mô tả bầu trời. Một số bộ tộc ít người ở Tây Nguyên thậm chí còn cho rằng, tận cùng mặt đất là nơi ở của các vị thần như thần Mặt trời, Mặt trăng và quan trọng nhất là Giàng (điển hình như bộ sử thi Đam San nhiều lần nhắc đến chi tiết này)

Người Trung Hoa cổ cũng quan niệm gần giống như vậy. Họ chia vũ trụ làm 3 phần: tiên giới, hạ giới, yêu giới (hay địa ngục tuỳ thời kỳ). Người ta ngắm sao mỗi ngày và cho rằng các ngôi sao chính là các vị thần tiên trên trời. Nào là sao Nam Tào, sao Bắc Đẩu, sao Ngưu Lang - Chức Nữ... Trên tiên giới (thượng giới) có Ngọc Hoàng thượng đế, có các vị thần tiên cùng nhau cai quản tam giới, còn có cả các vị Phật tử đắc đạo, tóm lại là chốn bồng lai tiên cảnh. Hạ giới (phàm) là nơi sinh sống của con người. Giữa hạ giới và tiên giới trước đây có lối thông lên nhau nhưng qua nhiều sự kiện, lối đi này mất dẫn, trời đất tách riêng nhau ra (có người nói là do ở trên trời chê dưới trần gian ồn ào, ô nhiễm nên muốn tách ra khỏi). Một số truyền thuyết của Nhật Bản cũng nhắc đến con đường liên thông giữa hai giới. Giới thứ ba là yêu giới (ma giới) thường lẫn vào trong hạ giới, không rõ ràng tách bạch. Địa ngục thì rõ ràng hơn, nằm sâu trong lòng đất, là nơi khủng khiếp nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra, do Diêm Vương cai quản. Tóm lại là hình thành một vũ trụ tương đối đầy đủ. Quan niệm này, đến ngày nay vẫn còn giá trị. Về mô hình vận động của vũ trụ, ta tạm kết luận đây là một mô hình vũ trụ tĩnh, không có thay đổi lớn ngoài những thay đổi tự bên trong nhưng đều do các vị thần tiên quản lý, sắp xếp. Mọi thứ đều có số mệnh và chúng không thay đổi được. (Lưu ý rằng ở thời kỳ này, khái niệm vũ trụ chỉ giới hạn ở trái đất, mặt trời và các ngôi sao trên trời.)

b. Vũ trụ phương Tây:

Vào thời điểm này, ở Hy Lạp cổ đại, người ta cũng có những quan niệm gần giống như Trung Hoa cổ đại khi xây dựng những câu chuyện về các vị thần trên núi Olympus. Các vị thần này không sáng tạo nên thế giới nhưng là những vị thần cai quản thế giới như thần Biển Poseidon, thần Nghệ thuật Apollo, thần Sắc đẹp Anphiđôtê... Vũ trụ được mô tả bao gồm trái đất, địa ngục, núi Olympus và khoảng không vũ trụ bao la (nơi giam giữ những vị thần xấu xa). Cách mô tả này cũng gần giống với vũ trụ của người Trung Hoa cổ. Mặt trời, mặt trăng, các vì sao đều là các vị thần như thần Mặt trời Heraclix... (Xem thêm danh sách các vị Thần Hy Lạp cổ)

Điểm đặc biệt là ở thời kì này, đã có một số truyền thuyết về thời gian tương đối giữa thượng giới và hạ giới. Một ngày ở thượng giới thường được xem như tương đương với một năm hoặc một trăm năm ở hạ giới. Một trong những câu truyện nổi tiếng về sự tương đối này là câu chuyện về Từ Thức gặp tiên hay câu chuyện về chàng ngư dân cứu được con vua Thuỷ Tề trong thần thoại Nhật Bản. Khoa học hiện đại cho thấy những câu chuyện trên hoàn toàn không phải không có cơ sở khi người ta có thể vận dụng thuyết tương đối của Einstein để lý giải.

Cũng như các lí luận về nguồn gốc vũ trụ, mô hình vũ trụ hầu như không thay đổi ở phương Đông trong thời gian hàng ngàn năm. Trong khi đó, ở phương Tây, những nhận thức về mô hình vũ trụ liên tục thay đổi và ngày càng tiệm cận với chân lý, với thực tiễn khách quan.

3. Mô hình vũ trụ phương Tây:

a. Hệ Địa tâm:

Để có thể mô tả đầy đủ mô hình vũ trụ thay đổi như thế nào, có lẽ cần phải bắt đầu từ thuyết Địa tâm có từ thời Hy Lạp cổ đại mà 2 đại diện tiêu biểu nhất là AristotePtoleme. Thuyết Địa tâm có các ý chính sau đây:
- Trái đất, mặt trời, mặt trăng và các vì sao có hình cầu.
- Trái đất nằm ở trung tâm của vũ trụ, tất cả các ngôi sao và hành tinh (bao gồm cả mặt trăng và mặt trời) đều quay xung quanh trái đất theo quỹ đạo tròn.

Ptoleme đã mở rộng hơn thuyết Địa tâm để nó phù hợp với thực tế quan sát bằng cách đưa vào các vòng tròn nội luân và ngoại luân. Trên thực tế, thuyết Địa tâm là mô hình được xem là phù hợp với những số liệu quan sát nhất vào lúc bấy giờ (lưu ý rằng ở thời kì này, kính thiên văn vẫn chưa có, hầu hết các quan sát đều được tiến hành bằng mắt thường và một số dụng cụ sơ khai).
Aritote cũng bổ sung cho thuyết địa tâm: trái đất ở vị trí trung tâm, các hành tinh trong hệ mặt trời chuyển động trên các vòng tròn quanh trái đát, ngoài cùng là các ngôi sao nằm trên một vòng tròn lớn, bên ngoài vòng tròn ấy là khoảng không vũ trụ. Aristote cũng phân biệt thế giới hạ giới là Trái đất là thế giới không hoàn mỹ nên có các đường thẳng, còn từ bầu trời trở lên là thế giới thần linh, thế giới hoàn mỹ nên được mô tả bằng các đường cong tròn hoàn mỹ.
Với những tri thức khoa học hiện nay, hẳn nhiên mọi người sẽ cười sự ngô nghê này của các nhà khoa học thời cổ. Nhưng lý thuyết này, với sự ủng hộ của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đến thế kỷ 16 sau Công nguyên và là nguyên nhân gây ra cái chết cho rất nhiều nhà khoa học dám chống lại thuyết này mà bi kịch nhất là cái chết của Bruno, một trong những người đầu tiên ủng hộ thuyết Nhật tâm.

b. Hệ Nhật tâm:

Năm 1543, một nhà khoa học người Hà Lan tên Copernic lần đầu tiên xuất bản cuốn sách có tựa đề "Về sự chuyển động của thiên thể" đề cập đến sự tồn tại của hệ Nhật tâm thay thế hệ Địa tâm vốn đã trở thành một trong những chân lý thời bấy giờ. Tuy trước đó đã có những tài liệu nói về hệ Nhật tâm nhưng hầu hết cũng chỉ nói lướt qua, duy chỉ có Copernic, mặc dù chỉ đưa ra dưới dạng giả thuyết (do sự cấm đoán của xã hội lúc bấy giờ) đã mô tả kỹ hệ Nhật tâm có các ý khác với hệ Địa tâm như sau:
- Mặt trời bất động là trung tâm của vũ trụ
- Trái đất và các hành tinh khác quay xung quanh mặt trời trên các quỹ đạo tròn với tốc độ không đổi.
Sau này Engels đánh giá hành động này có ý nghĩa như một cuộc cách mạng, thổi một làn gió mới vào cho khoa học mặc dù hệ nhật tâm của Copernic vẫn còn nhiều sai sót chưa hoàn chỉnh.
Nói sơ qua lịch sự phát triển của môn Vật lý ở thời kì này, người ta vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều của Aristote, hình thành nên một phưng pháp nghiên cứu được gọi là "giáo điều kinh viện" tức là chỉ nghiên cứu dựa trên lý luận thuần tuý mà không tiến hành kiểm chứng bằng thí nghiệm (do quan niệm xem lao động chân tay là hạ cấp). Thuyết Nhật tâm của Copernic mặc dù gây tiếng vang lớn giới khoa học nhưng vẫn còn bị cấm đoán mà đỉnh cao của sự cấm đoán là sự kiện nhà khoa học Bruno bị thiêu sống. Tuy nhiên điều đáng mừng là không phải vì thế mà các nhà khoa học nản chí mà họ vẫn tiếp tục nghiên cứu về hệ Nhật tâm và từ đó hoàn chỉ lý thuyết này đồng thời khám phá ra phương pháp nghiên cứu mới cho Vật lý nói chung và Thiên văn nói riêng, trong đó phải kể đến công lao của Galile, KeplerNewton.

c. Vũ trụ phục hưng:

Galile, bằng những quan sát thực nghiệm và thực hiện thí nghiệm của mình, đã thay đổi thái độ từ ủng hộ thuyết Địa tâm sang ủng hộ thuyết Nhật tâm. Ông viết cuốn "Cuộc đối thoại giữa hai hệ thống thế giới: Ptoleme và Copernic" thông qua cuộc đối thoại của 3 nhân vật Ximplixio (đại diện Ptoleme), Xanviati (đại diện Copernic) và Xagredo (đại diện Gallile, ban đầu đứng giữa, sau chuyển sang ủng hộ Xanviati), trong đó công khai ủng hộ thuyết Nhật tâm, phê phán lối nghiên cứu "kinh viện giáo điều", đề xuất phương pháp nghiên cứu dựa trên thực nghiệm. Gallile được tôn vinh là ông tổ của ngành Vật lý thực nghiệm. Cũng chính Gallile là người đã chế ra kính thiên văn đầu tiên trên thế giới và bằng kính này, ông đã quan sát và phát hiện hàng trăm hàng ngàn ngôi sao mới mà mắt thường chẳng bao giờ thấy được. Lúc đó, vũ trụ đối với loài người được mở rộng ra hơn nữa nhưng vẫn còn là bí ẩn đối với loài người. Đến lúc này, những lời nói của Aristote về một thế giới thần thánh, bất khả tri vẫn còn vang vọng.
Phải đến khi Kepler rồi sau đó là Newton khám phá ra quy luật chuyển động của các hành tinh, lúc đó lời nguyền của Aristote mới chấm dứt. Kepler bằng những nghiên cứu của mình kết hợp với các quan sát của Tycho Brahe đã đưa ra 3 định luật Kepler về chuyển động của các hành tinh, trong đó có giá trị nhất là định luật quỹ đạo của các hành tinh là đường elip, nhận mặt trời là tiêu điểm chứ không phải là đường tròn. Dựa trên những kết quả của Kepler, Newton đã xây dựng nên Thuyết Vạn Vật Hấp Dẫn, gây chấn động lúc bấy giờ, chính thức làm sụp đổ lý thuyết Aristote về một thế giới thần thánh, bất khả tri. Giờ đây, vạn vật, dù là ở trên mặt đất hay trên bầu trời xa xăm, cũng tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn, đều tác dụng với nhau theo một quy luật không đổi. Vũ trụ giờ đây đã khả tri.

Mô hình vũ trụ cho đến thời Newton có thể được mô tả như sau:
- Mặt trời là tâm, Trái đất và các hành tinh chuyển động quanh mặt trời, Mặt trăng chuyển động quanh trái đất theo các quỹ đạo hình elip.
- Tất cả đều tuân theo định luật Vạn vật hấp dẫn.
Lúc này, Newton cũng đưa ra khái niệm "không gian tương đối" để nói lên chuyển động tương đối giữa các hành tinh.

Định luật Vạn vật hấp dẫn ra đời cùng sự phát triển rực rỡ của Vật lý học lúc đó khiến người ta kết luận rằng bóng mây mờ của Vật lý đã bị tan đi, công việc của những người làm vật lý nói chung và nghiên cứu thiên văn nói riêng chỉ là dựa trên những kiến thức cũ để khai phá hết phần còn lại của thế giới như thể bạn biết nó ở đó và bạn chỉ việc lấy nó ra. Vũ trụ lúc này vẫn chỉ giới hạn trong hệ Mặt trời. Và người ta đã sai lầm, phía bên ngoài kia, vẫn còn nhiều cái để khám phá.

d. Vũ trụ hiện đại:

Trong một thời gian dài người ta vận dụng vật lý cổ điển để giải thích mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong vũ trụ. Thế nhưng, vẫn có những hiện tượng không thể giải thích được như hiện tượng kì lạ về vận tốc ánh sáng không phụ thuộc vào chiều quan sát hay một số ngôi sao không chuyển động như người ta tính toán sẵn hay như sự xuất hiện của các tia bất thường trong vũ trụ. Lúc này, thực tiễn đặt ra cho vật lý một thách thức to lớn là phải làm sao giải thích được những hiện tượng này. Và kì lạ thay, mỗi lần có một thách thức lớn, thế giới lại sản sinh ra một thiên tài lớn để giải quyết. Lần này, đó là Einstein.
Bằng lý thuyết tương đối của mình và những công trình về lượng tử khác, Einstein đã làm đảo lộn một lần nữa cái trật tự trong thế giới vật lý mà người ta vẫn tưởng nó đã chắc chắn lắm rồi. Einstein sử dụng các phép biến đổi Lorentz và thuyết tương đối để giải thích vì sao ánh sáng bị bẻ cong khi bay qua các hành tinh và đưa ra khái niệm "không gian tương đối" khác với Newton. Không gian của Einstein co giãn được, nó phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của hệ quy chiếu theo phép biến đổi Lorentz. Điều thú bị là thời gian của Einstein cũng bị cho là "tương đối" (tuy nhiên ở khía cạnh tương đối này vẫn có cái tuyệt đối của nó mà nếu có thể tôi sẽ bàn sau trong một bài viết khác - NV). Einstein cũng đã xây dựng mô hình vũ trụ mới của mình là một "siêu diện cầu" 3 chiều không biến đổi theo thời gian, nó có thể tích hữu hạn nhưng không có chỗ nào là tận cùng. Tuy nhiên mô hình này về sau bị bác bỏ.
Vũ trụ không nhỏ bé như người ta nghĩ. Nhờ những dụng cụ quan sát tối tân cùng những kiến thức mới, người ta phát hiện ra nhiều mặt trời khác trong vũ trụ. Và dĩ nhiên gắn liền với mỗi mặt trời là cả một hệ thống các hành tinh tạo thành một hệ tương tự như hệ mặt trời của chúng ta. Ngoài ra, người ta còn nắm bắt được các tia sáng bất thường trong vũ trụ và căn cứ vào đó để xác định nguồn gốc hay sự vận động của vũ trụ. Người ta còn có thể nghiên cứu cả về lỗ đen, về các hệ mặt trời khác hay đơn giản hơn là vận tốc vũ trụ cấp 1, cấp 2... Trong đó, nổi bật là các công trình nghiên cứu của Stephen Hawking, Trịnh Xuân Thuận...

e. Vũ trụ hiện nay:

Vậy cuối cùng, tại thời điểm thế kỷ 21, khi tôi đang viết bài này, người ta quan niệm vũ trụ như thế nào? Có thể mô tả tóm tắt như sau:
- Vũ trụ là một khoảng không rộng lớn bao gồm các hệ thống hành tinh nằm cách xa nhau. Mỗi hệ thống này thường gồm một hoặc hai mặt trời, xung quanh nó là các sao, các hành tinh quay xung quanh nó. Trái đất nằm ở một trong số những hệ thống đó.
- Vũ trụ được hình thành từ một vụ nổ lớn (chưa được kiểm chứng) và đang ngày càng giãn nở ra (mặc dù vậy, đã có một số tài liệu cho thấy vũ trụ đang co lại).
- Vì khoảng cách giữa các hành tinh rất xa nhau, có khi đến vài triệu năm ánh sáng nên những gì chúng ta quan sát trên bầu trời hầu hết là vũ trụ cách đây vài triệu năm. Để dễ hình dung, hãy chú ý đến một tia sóng bất thường, được cho là xuất hiện vào thời kì đầu của vũ trụ, vừa được chúng ta thu nhận và nghiên cứu, đồng thời mang lại giải Nobel 2006 cho các nhà khoa học Mỹ.

f. Vũ trụ ngày mai:

Người ta đang tìm cách dự đoán vũ trụ sẽ biến đổi như thế nào. Liệu rằng có còn như ngày hôm nay? Vũ trụ của chúng ta là vũ trụ không tĩnh tại, nghĩa là biến đổi liên tục. Người ta nhắc đến ngày tận thế nhưng đó chỉ là ngày tận thế của trái đất chứ không phải vũ trụ. Lịch sử vật lý từng chứng kiến một dự đoán khủng khiếp về cái chết của vũ trụ - thuyết "chết nhiệt". Nội dung chính của thuyết này cho rằng một khi entropi của vũ trụ đạt cực đại, vũ trụ sẽ chết do các quá trình truyền nhiệt không diễn ra. Hay nói một cách khác, khi năng lượng đã phát ra hết thì mặt trời sẽ chết, cách hành tinh káhc cũng chết, các hệ khác rồi cũng sẽ chết như vậy và cuối cùng cả vũ trụ sẽ chết. Rất may là lý thuyết này, xây dựng dựa trên thực nghiệm tại trái đất, đã bị gác bỏ vì nó không phù hợp với một hệ lớn như vũ trụ.
Vậy thì vũ trụ ngày mai là gì? Tôi cũng không biết nữa.

4. Vũ trụ của chúng ta:

Vũ trụ của chúng ta vẫn còn rộng lớn lắm! Những gì con người biết được chỉ là một phần nhỏ của cái khoảng đen sâu thẳm ngoài kia. Nhưng chắc chắn với lòng ham mê khám phá của con người, bức màn đen tối ấy sẽ được hé dần. Trải qua hàng triệu năm, con người đã đi từ những ảo tưởng về một vũ trụ của thần linh đến một vũ trụ được cho là ngày càng tiệm cận với thực tiễn khách quan thì không có lí do gì, họ dừng bước trước những khó khăn hiện tại. Hàng ngày, những ngôi sao mới vẫn được tìm ra bởi những nhà quan sát nghiệp dư. Hàng ngày, vẫn đều đặn có những con người háo hức ngắm nhìn bầu trời với mong muốn tìm thấy một điều gì đó. Vậy tại sao người đó không phải là bạn? Bản thân tôi vũng còn hai câu hỏi lớn về vũ trụ mà vẫn chưa tìm được lời giải đáp thoả đáng: Trước vũ trụ là gì? Ngoài vũ trụ là gì?

Trong khuôn khổ bài viết, tôi không thể trình bày được hết tất cả các ý của mình. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, thậm chí là sai lầm, nhất là đối với một sinh viên năm 3 như tôi. Hi vọng rằng, qua bài viết, các bạn sẽ đóng góp, sữa chữa những sai lầm của tôi để tôi có thể bổ sung thêm kiến thức cho mình. Xin cám ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

-------------------------
(1) Thuật Dị Ký - Nhiệm Phưởng - Thế kỷ VI
(2) Kinh Dịch - Sự sáng tạo của nền văn hiến Âu Lạc
(3) Thần thoại Hy Lạp
(4) Lịch sử Vật lý - Nguyễn Thị Thếp - Ban ấn bản nội bộ ĐHSP TPHCM - 2004
-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

Thứ Tư, tháng 3 28, 2007

[Serie]Web 2.0 - Những gì tôi biết (Phần 1: Định nghĩa Web 2.0)

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của Web 2.0. Thời đại của Web 1.0 đã qua rồi. Một sự chuyển mình dữ dội của Internet, của web trước làn sóng của Web 2.0. Vậy thực sự, Web 2.0 là gì?

1. Một thuật ngữ:
Thuật ngữ Web 2.0 lần đầu tiên được đưa ra bởi Dale Dougherty, phó chủ tịch của O'Reilly Media, đưa ra tại Hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 10/2004. Sau này Tim O'Reilly đã định nghĩa một cách gần như đầy đủ thuật ngữ Web 2.0 và làm một vài phép so sánh để dễ hiểu.
2. Một chuẩn:
Nói một cách ngắn gọn, Web 2.0 là một chuẩn của web. Một trang web đạt được những chuẩn này thì gọi là Web 2.0. Chuẩn 2.0 gồm các yếu tố sau: (1)

2.1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng:
Điều đó có nghĩa là các ứng dụng này bắt buộc phải chạy trên nền Web. Không có Web, không có ứng dụng. Điều này dễ gây ngạc nhiên cho mọi người: đã là web thì phải chạy trên web chứ, web nào chẳng thế. Xin lưu ý rằng là đối với web 1.0, có rất nhiều trang không cần web vẫn có nhiều cách để phổ biến thông tin như các trang báo điện tử, các trang của các công ty. Hơn nữa, nhiều ứng dụng mặc dù chạy trên web nhưng lại không lấy web làm nền tảng mà lại cài đặt một chương trình gì đó trên máy để chạy (như thế cuối cùng hoá ra là chạy trên nền desktop). Hãy lưu ý điều này vì một trong những hệ quả của Web 2.0 chính là Hệ Điều Hành Web (Web OS) thay thế cho các hệ điều hành truyền thống.

2.2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng:
Điều này giải thích vì sao tạp chí Times chọn "Person of Year" (Nhân vật của năm) là You (bạn). Chính người dùng tạo nên Web 2.0, tạo nên thế giới Internet chứ không phải ai khác. Ai là người tạo ra hàng triệu video clip cho Youtube, ai là người viết hàng trăm nghìn entry cho Wiki? Chỉ có thể là cộng đồng người dùng.
Tất cả các dịch vụ chạy theo chuẩn Web 2.0 đều phải "hướng người dùng", xem người dùng là tâm điểm. Người dùng gần như là một biên tập viên. Chưa lúc nào ranh giới giữa admin và user lại mập mờ thế này. Sự xuất hiện của chữ "add", "comment" và "edit" trên các trang Web 2.0 khiến người dùng, chứ không phải webmaster, mới là chủ trang web.

2.3. Dữ liệu đóng vai trò then chốt
Năm 2006, thế giới tạo ra 161 tỷ GB dữ liệu thông tin, gấp 3 triệu lần dung lượng tất cả cuốn sách từ trước đến giờ. Cái gì tạo nên thành công cho Flickr nếu không phải là hàng triệu tấm ảnh được chia sẻ? Blog liệu có thể tạo nên làn sóng mới nếu không phải người ta chia sẻ những thứ người ta biết qua hàng trăm triệu entry mỗi ngày? Và Wiki có còn được gọi là từ điển bách khoa khi không có dữ liệu? Không có dữ liệu, chẳng thể có Web 2.0. Nhưng dữ liệu của Web 2.0 không dừng ở dạng tĩnh như web thế hệ cũ mà nó liên tục thay đối, cập nhật và bổ sung. Thế nên lượng dữ liệu không ngừng tăng nhanh về cả số lượng lẫn chất lượng.

2.4. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng.
Dịch vụ Web là yếu tố công nghệ của chuẩn web 2.0, có thể gọi là đặc trưng nhất về mặt công nghệ của web 2.0. Các dịch vụ ngoài việc chạy trên nền web còn lấy sự liên lạc trong thế giới web làm cơ bản để phát triển các dịch vụ. Từ Online trở nên phổ biến. Người ta làm việc không đơn giản là trên máy tính mà là làm việc trên web. Hãy lấy ví dụ như gói dịch vụ trọn gói Windows Live mà Microsoft sắp tung ra bản chính thức bao gồm các ứng dụng văn phòng vốn chỉ chạy trên nền desktop, nay đã được online. Điều đó có nghĩa là bạn có thể soạn thảo văn bản, lập bảng tính hay thiết kế một presentation một cách trực tuyến (hãy phân biệt với dịch vụ Help Online của MS Office) và ngay sau đó, bạn có thể chia sẻ với bạn bè.

2.5. Phát triểu ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng.
Người ta nói AJAX tạo nên Web 2.0 cũng có cái lý của nó. Công nghệ AJAX, công nghệ của những ứng dụng nho nhỏ, dễ dàng tương tác và thay đổi tạo nên diện mạo cho Web 2.0. Không dừng lại ở giao diện bóng bẩy, các nút bấm thông thường mà giờ đây là các thao tác kéo thả ngay trên web, làm đến đây lưu đến đó, các tuỳ biến, các plugin chia sẻ... Công nghệ AJAX khiến cho Web 2.0 và các dịch vụ web có thể được tiếp cận dễ dàng và thay đổi nhanh chóng, giúp cho người dùng thực sự thể hiện bản sắc của mình.

2.6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
Cách đây 10 năm, cái người ta có là một chiếc PC cổ lỗ sỉ. Ngày nay, cái người ta có ngoài cái PC ấy là laptop, PDA và Smart Phone...Với xu hướng portable hiện nay, việc một ứng dụng phải chạy được trên nhiều nền phần cứng là điều tối cần thiết. Hãy tưởng tượng bạn có thể vừa chat với bạn bè trên máy laptop, vừa tranh thủ đọc blog bằng chiếc PDA của mình thông qua dịch vụ WAP của Yahoo 360o. Thật là thú vị đúng không?

2.7. Giao diện ứng dụng phong phú
Hãy phân biệt chữ phong phú và chữ bóng bẩy. Web 2.0 không bóng bẩy như người ta vẫn thường nghĩ. Hãy nhìn vào del.icio.us là ta có thể cảm nhận được sự đơn giản đến không ngờ của Web 2.0. Thế nhưng sáng tạo của Web 2.0 là vô tận. Hãy nhìn xem người ta có thể làm được gì với một video clip của Youtube: share, embed, comment, add, vote... Mỗi milimét vuông đều được tận dụng. Không ai có thể hình dung là người ta có thể làm được nhiều việc như thế với một dữ liệu đơn giản.

Bản thân tôi, tôi thích định nghĩa Web 2.0 qua mấy chữ đơn giản: tương tác, người dùng, dữ liệu, chia sẻ và trực tuyến. Thế nhưng tôi chẳng bắt các bạn theo ý tôi đâu vì tôi biết rằng, tự mỗi bạn sẽ có một cảm nhận riêng về web 2.0, thậm chí có bạn còn lờ mờ hiểu sai. Không sao, hãy đọc tiếp phần 2 để có thể cảm nhận hết về Web 2.0.
-------------------------
Đọc thêm:
(1) Web 2.0 không chỉ là công nghệ
1. Toàn cảnh Web 2.0
2. Web 2.0: Hiện tượng và bản chất
-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

...

...


... ... ...

.
.
.

................... .




... ... ... ... .
.

.

.

-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

[Archive]Thư chưa dám gửi...


Đêm Vũng Tàu, lang thang trên bãi biển.

Bỗng nhiên thấy nhớ em vô cùng. Trăng đêm nay sáng và đẹp lắm! Nhưng giá như có em ở bên cạnh anh lúc này.

Biển Vũng Tàu trong xanh và đẹp thật! Chẳng trách em rất thích đi Vũng Tàu và luôn mong anh sẽ chở em ra Vũng Tàu chơi. Anh đã hứa nhưng anh chưa kịp thực hiện được lời hứa ấy thì chúng ta đã chia xa.

Đêm ấy, trăng sáng lắm! Và trăng rất đẹp! Trăng tròn. Anh ngồi bên bờ biển, ngước lên nhìn ông trăng, tự hỏi lòng mình tại sao chỉ có một mình trong một đêm như thế này. Em thường bảo anh không biết trăng tròn là gì vì anh ở TP, chỉ thấy mỗi nhà với nhà. Còn em, em có khung cửa sổ ở nhà mà nơi đó, em có thể ngắm trăng mỗi đêm và em thích khung cửa ấy vô cùng. Anh ước gì anh được ngồi cạnh bên em, bên khung cửa ấy, cùng ngắm trăng đêm nay.

Trăng tròn và sáng lắm! Anh ngắm trăng mà tưởng như đang ngắm em. Em cũng đẹp như trăng! Em cũng sáng như trăng! Bầu trời chỉ có trăng, xung quanh đều là một màu đen cũng giống như anh, anh chỉ thấy mỗi em, còn lại những gì xung quanh đều trở nên vô nghĩa. Em cũng như trăng, mang thứ ánh sáng diệu kỳ của mình, che lấp hết những gì gần đó, ngăn không cho những thứ ánh sáng khác lọt vào mắt anh mà chỉ muốn chiếm trọn tầm nhìn của anh. Anh ngồi đó, thẩn thơ với những suy nghĩ, mong muốn có em bên cạnh đó, để anh nói cho em nghe những điều anh đang nghĩ.

Giữa biển đêm như thế, anh cảm thấy cô đơn vô cùng. Anh cũng như trăng, ở lẻ loi một mình trên trời. Những đám mây nếu có cũng chỉ lướt qua như ngọn gió phù du. Nhìn những chiếc xe đạp đôi chạy lướt qua, anh tự nhủ mình không được ghen tị nhưng anh vẫn cảm thấy xót xa. Giá như, anh quan tâm em hơn, anh yêu thương em nhiều hơn và anh đừng làm em buồn thì giờ đây, anh đâu phải chịu cảnh đơn côi như thế này. Anh cố quên em, làm tất cả để quên em nhưng anh cũng như con sóng trong đêm kia, cứ quẩn quanh trong cái tối tăm của biển cả.

Anh nhớ em quay quắt! Anh biết là anh cần có em. Anh biết là anh không thể thiếu em. Nhưng tiếc thay, thực tế là anh đã không còn em. Em bây giờ, cách xa anh, như ông trăng và mặt trời, có thể cùng xuất hiện một lúc nhưng chỉ là trong giây lát và cũng chẳng thể ở cạnh nhau. Cái thời kỳ của nhật thực đã qua, bây giờ là những ngày dài xa cách.

Anh sẽ vẫn phải tiếp tục quên em, vẫn phải tiếp tục chiến đấu với nỗi đau. Và càng lúc anh càng thấy mịt mù. Anh mệt mỏi rất nhiều, bao nhiêu thứ để phải đối diện mà anh không có em ở cạnh, nói với anh rằng hãy cố gắng lên, ngồi bên cạnh anh những lúc anh cần. Nhưng em đã ở rất xa anh. Em đã xa anh lắm, xa lắm, xa đến nỗi anh không biết làm sao để có thể bình thường hoá mọi chuyện. Buồn thật!

K.P.: Lang thang trên Internet, vô tình gặp được bức thư cũng được, giới thiệu cho mọi người đọc chơi.

Tags: tâmsự, thư, tìnhyêu, buồn | Edit Tags
Friday April 14, 2006 - 10:56pm (ICT) Edit | Delete | Permanent Link | 1 Comment


-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

[Archive]Ctrl - Z


CTRL - Z

Giá như anh có thể ấn Ctrl Z
Để undo những gì đã qua
Ngay những lập trình viên quốc tế
Còn có thể mắc lỗi nữa là...

Giá như anh có thể ấn Ctrl Z
Một lần, chỉ đúng một lần thôi
Anh sẽ debug cái lỗi lầm đáng ghét
Em sẽ hiểu anh đâu phải thằng tồi
Giá như anh có thể ấn Ctrl Z
Thì khi này anh đã ở bên em
Chứ đâu phải cô đơn ngồi quét
Những con virus đang tràn ngập trái tim

Nhưng anh không thể ấn Ctrl Z
Trong phần mềm có tên gọi Tình yêu
Chỉ có thể chọn Continue hay
Exit
Và tất nhiên, anh chưa muốn xa em

Hãy hiểu cho lòng anh, em nhé!
Và xin em, hãy rộng mở lòng em
Khi mã nguồn trái tim không còn đóng
Anh sẽ viết lên đó dòng tên anh.

K.P.: Cái gì thế này? Một bài thơ hay là một lời than của một anh chàng lập trình viên? Dù là gì chăng nữa, nó là những gì tôi đang nghĩ trong đầu. Một lần thôi, chỉ cần một lần thôi, để undo, trở lại như lúc ban đầu. Nhưng tôi không biết trở lại từ đâu? Trước khi phạm lỗi hay trước khi quen em? Thật buồn!Image Tôi chỉ muốn khóc mà thôi. Vì em không bao giờ cho tôi cơ hội để làm lại. Sẽ không bao giờ, không có thêm một cơ hội nào nữa, tất cả cánh cửa đều đã đóng. Tôi đã làm gì nên tội thế này???

http://d3net.net/camxuc/Ctrl+Z.htm

Tags: chiasẻ, thơ, tìnhyêu | Edit Tags
Sunday April 16, 2006 - 09:12pm (ICT) Edit | Delete | Permanent Link | 1 Comment


-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

[Archive]Oh, my love!!!


Có ai nói sôcôla có thể chữa được bệnh nhỉ? Nếu có như thế thì xin hãy cho tôi một miếng sôcôla, biết đâu nó có thể chữa được căn bệnh tự ti trong tình yêu của tôi.

Tôi muốn là một người đàn ông bản lĩnh, mạnh mẽ trong tình yêu nhưng khi đối mặt với tình yêu, tôi lại cảm thấy sao yếu đuối và nhu nhược quá! Thật đáng xấu hổ!

Lần thứ hai thất tình, tôi cảm giác mình đang đi lại con đường cũ. Dù rằng tôi đã cố gắng suy nghĩ theo những hướng tích cực nhất có thể, thường xuyên xốc tinh thần lên, cố gắng tin tưởng và duy trì ngọn lửa tình yêu nhưng ngày càng tôi càng thấy ánh sáng cuối đường tắt dần. Vẫn biết rằng, ánh sáng sẽ không bao giờ tắt nếu mình không tắt nó nhưng tôi vẫn loay hoay mãi với những suy nghĩ tiêu cực thể hiện sự yếu đuối và tự ti.

Tôi muốn bỏ hết tất cả. Tôi muốn buông xuôi, muốn đi vào cõi thanh tịnh. Tôi không tự tử nhưng tôi không thể sống như thế này. Cuộc đời mỗi ngày qua mất dần ý nghĩa đối với tôi. Không còn ai để tôi chia sẻ tâm sự, không còn ai lo lắng cho tôi, không còn ai để tôi phải phấn đấu vì người đó. Tôi học tốt để làm gì, người đó cũng đâu quay lại, tôi làm việc Đoàn tốt để làm gì, người đó cũng đâu quay lại, tôi sống tốt để làm gì, người đó cũng đâu quay lại. Vậy thì tôi phải làm sao? Tôi chán nản, muốn bỏ đi hết tất cả, muốn quậy phá, muốn đập nát một cái gì đó, muốn sống theo bản năng, muốn làm một vụ thật lớn, muốn thả mình. Nhưng tôi không có đủ can đảm để làm… Và dĩ nhiên đó chỉ dừng ở mức suy nghĩ mà thôi.

Tôi bị đau tay, tôi nói với nhiều người nhưng chẳng ai hỏi han hay thậm chí cằn nhằn tôi là hay quậy phá, không biết lo cho mình. Tôi thi rớt, tôi nói cho mọi người biết, nhưng chẳng ai an ủi hay thậm chí la mắng tôi rằng không lo học hành. Tôi đi xem lễ hội, tôi nhìn xung quanh, chẳng có ai muốn cùng tôi ngắm cảnh lễ hội cả. Tôi nhớ em lắm! Tôi mong em từng giờ, từng ngày. Tôi mong muốn mỗi ngày được chở em đi học dù rằng từ nhà em đến trường chỉ cách năm phút. Tôi mong muốn mỗi ngày được ngồi bên cạnh em, cùng chia sẻ cho nhau tất cả những chuyện vui buồn hằng ngày. Em sẽ hỏi tôi đã đi đâu, đã làm những gì, đã gặp ai. Tôi mong muốn được cùng em vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất và cùng em trải qua những giây phút nhất của cuộc đời. Tôi mong muốn được quan tâm đến em, được gặp em và hỏi em rằng: “Tối qua mấy giờ đi ngủ?”, được chăm sóc em mỗi khi em bệnh, được giúp đỡ em mỗi khi em cần. Tôi mong muốn rằng em sẽ ở bên cạnh tôi mãi mãi, hai đứa mình luôn yêu thương nhau, luôn hướng về nhau dù có ở xa nhau. Tôi sẽ gọi điện thoại cho em, tôi sẽ hẹn em lên mạng, tôi sẽ nói chuyện một cách thoải mái. Tôi sẽ viết cho em những lá thư tình bằng tay nếu em thích thế (dù rằng chữ tôi xấu lắm!), tôi sẽ mua cho em tất cả những gì em thích cho dù tôi có phải nghèo suốt cả đời, tôi sẽ làm tất cả mọi điều em muốn chỉ để em hiểu rằng tôi yêu em và tôi sẵn sàng tặng cả cuộc đời tôi cho em.

Em chắc không bao giờ đọc được những lời này vì em chẳng bao giờ còn quan tâm đến tôi nữa. Vì em bảo rằng quan tâm đến tôi, em chẳng được gì cả. Tôi hiểu đó là lỗi của tôi và tôi không thể trách em vì điều đó. Chỉ có các bạn đọc được những dòng này. Tôi muốn nói với cả thế giới này, tôi yêu em và tôi xin lỗi em vì tất cả những gì tôi đã khiến em thất vọng. Tôi cám ơn em đã mang đến cho tôi những niềm vui, niềm hạnh phúc tuyệt vời. Tôi yêu em và tình yêu ấy sẽ luôn thay đổi, mỗi ngày mỗi tăng. Tôi sẽ tiếp tục. Tôi sẽ sống và tiếp tục con đường tìm lại tình yêu của em. Ngày tôi kết thúc sẽ là ngày tôi thành công. Ngày tôi quên em sẽ là ngày tôi chết. Tôi yêu em.

Tags: tâmsự, buồn, yếnly, tìnhyêu | Edit Tags
Monday February 13, 2006 - 11:18pm (ICT) Edit | Delete | Permanent Link | 2 Comments


-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

[Archive]Love...


Love... magnify

Sao con người ta sinh ra lại cố chấp thế nhỉ? Hay là chỉ có mình tôi? Tôi cố chấp quá! Nhiều người khuyên tôi rằng, hãy quên đi và hãy cố gắng vượt qua nỗi đau. Vậy mà…

Tôi chẳng muốn quên. Tôi chẳng muốn quên rằng em là người làm tôi hạnh phúc nhất, là người đã chia sẻ cùng tôi những cảm xúc vui buồn của những năm tháng đời sinh viên. Tôi chẳng muốn quên rằng em là người đã lo lắng khi tôi bị bệnh, là người đã chăm sóc tôi mọi việc từ ăn ngủ đến học hành. Tôi chẳng muốn quên rằng tôi đã từng nghĩ về một gia đình với em, với những đứa con, với ngôi nhà mà cả hai mơ ước. Tôi chẳng muốn quên rằng em đã đưa tôi ra khỏi bóng tối, mang ánh sáng rọi vào tâm hồn, cho tôi biết được cảm giác của tình yêu. Tôi chẳng muốn quên rằng em đã nói yêu tôi mãi mãi và tôi cũng đã hứa như thế với em…

Cuộc đời vẫn thế, vẫn có những lần ta phải vấp ngã. Nhưng tôi không muốn là lần này. Tôi không muốn tôi vấp ngã ở đây. Hãy để tôi vấp ngã ở những chỗ khác vì khi tôi ngã, tôi sẽ có em bên cạnh dìu tôi đứng dậy. Còn bây giờ, tôi vấp ngã ở đây, trước mặt em, tôi chỉ có một mình.

Cuộc sống mất dần niềm vui. Cười nói đó, nhưng cũng quên nhanh, chẳng đọng lại gì trong kí ức. Khác hẳn với những lần cười nói với em. Nhớ mãi, nhớ hoài. Những giờ phút hạnh phúc nhất trong suốt 10 năm trời khi có được những cảm giác ấm cúng của một gia đình đầm ấm. Tôi nhớ hoài, nhớ mãi, người phụ nữ của tôi.

Mỗi ngày trôi qua, tuy không nặng nề nhưng vô vị quá! Nói chuyện càng lúc càng vô duyên. Buồn thật! Nhiều lúc suýt nữa nghĩ quẩn. Tệ thật! Còn bao nhiêu thứ phải gánh vác và đón nhận. Nhưng chẳng thấy đâu là hứng thú để sống tốt nữa. Chẹp, chém cha cái số thất tình!!!

Tags: tâmsự, tìnhyêu, buồn, yếnly | Edit Tags
Friday February 17, 2006 - 05:32pm (ICT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments


-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

[Archive]Such a long day...


Such a long day... magnify

Một ngày nữa lại sắp trôi qua! Một ngày với nhiều chuyện xảy ra. Mất tiền, điểm thi không như mong muốn, chuyện gia đình lại không được êm ả, điện thoại thì không còn nhắn tin được. Nhiều việc xảy ra khiến tôi cảm thấy áp lực nặng nề!

Áp lực càng nhiều, càng cảm thấy nặng nề thì tôi càng cảm thấy thiếu thốn. Tôi không phải cảm thấy thiếu một ai đó mà tôi biết là tôi cảm thấy thiếu em. Tôi không có em ở bên cạnh để chia sẻ. Lúc trước, mỗi khi có việc gì xảy ra, em sẽ la tôi nhưng rồi sẽ an ủi và cùng tôi vượt qua những khó khăn đó. Bây giờ, khi mọi việc cùng lúc xảy ra, tôi cảm thấy mình bị hụt hẫng khi chỉ có một mình để giải quyết tất cả những khó khăn đó. Có buồn phiền, muốn tìm người tâm sự cũng không có…

Em bây giờ chẳng còn quan tâm đến tôi nữa. Lúc trước, tôi cứ nghĩ, giá như mình bị bệnh thì chắc chắn em sẽ thăm hỏi. Bây giờ, ngay cả ý nghĩ đó cũng không còn. Tôi có nghỉ học, có bị bệnh, có nghỉ làm đoàn hay thậm chí chết đi, chắc em cũng chẳng quan tâm. Em muốn tách tôi ra khỏi cuộc sống của em. Cũng tốt thôi! Tôi làm em cảm thấy áp lực nhiều quá mà. Đến giờ tôi vẫn cảm thấy tôi đang tạo áp lực cho em. Sai lầm nối tiếp sai lầm. Không còn gì để nói nữa.

Cách đây 2 ngày, tôi đã quyết định vượt qua nỗi đau này để sống tốt hơn. Thế nhưng, để làm được điều đó sao mà khó quá! Mỗi ngày qua lại là một ngày nặng nề hơn. Tôi muốn nghỉ học để đừng gặp em nữa. Vì mỗi ngày gặp em, tôi lại thấy yêu em hơn. Và càng yêu em, tôi lại càng đau đớn mỗi khi em không đáp lại cái nhìn của tôi, em không thèm quan tâm đến những việc tôi làm. Tôi trẻ con quá!

Hôm nay đã là tròn 2 tháng kể từ ngày chia tay. Nhanh quá! Chẳng mấy chốc sẽ là 3 tháng rồi nửa năm. Không biết bao giờ tôi mới thoát ra khỏi cái hố này nữa.

Tags: tâmsự, tìnhyêu, buồn, yếnly | Edit Tags
Thursday February 23, 2006 - 05:55pm (ICT) Edit | Delete | Permanent Link | 2 Comments


-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

[Archive]Sinh nhật


Sinh nhật magnify

Sinh nhật em trôi qua thật lặng lẽ! Có lẽ là đối với tôi.

Em đã trải qua một sinh nhật mà không có tôi. À, có chứ nhưng không phải là với vai trò một người bạn trai mà chỉ đơn giản là một người bạn rất bình thường. Như thế thì tôi chẳng cần. Bó hoa tôi tặng, chẳng biết em có hiểu ý nghĩa của nó hay không nữa? Tấm thiệp tôi tặng, không biết em có mở nó ra coi không hay là quăng mất đi rồi? Nghĩ vẩn vơ thế thì cũng thật là tiêu cực quá!

Chắc em đã có người lo lắng rồi. Chắc là thế! Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng về việc này. Em có những khoảng đi chơi riêng mà tôi chẳng thể biết được là đi với ai. Em có những bí mật mà em không muốn cho tôi biết. Em có những thay đổi mà tôi hiểu đó là dấu hiệu của một sự bắt đầu mới. Càng lúc tôi càng xa em, càng lúc tôi càng không hiểu em. Chỉ có một điều tôi hiểu, đó là tình cảm của em dành cho tôi đã ngày càng phai nhạt dần. Dù tôi có làm hàng trăm, hàng ngàn điều cho em, em cũng sẽ không thay đổi ý định. Khi người con gái như em thay đổi kiểu tóc, đó là thể hiện sự quyết tâm. Nhưng nói như thế, không có nghĩa là tôi sẽ từ bỏ. Tôi sẽ làm cho em mọi điều, mọi điều tôi có thể hoặc thậm chí không thể làm được nếu em yêu cầu. Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ việc lo lắng cho em hay bày tỏ tình cảm của tôi. Dù cho nó không mang lại gì cho tôi nhưng ít nhất tôi cũng không phải ngồi ấm ức với những nỗi nhấp nhỏm, lo lắng lẫn phiền muộn.

Tôi có lẽ không nên tiếp tục than vãn về những chuyện đã qua. Tôi sẽ sống tốt, sẽ sống như một người bình thường. Tôi cũng vẫn buồn nhưng sẽ không để ai biết vì tôi biết mọi người cần thấy tôi cười. Tự nhiên thấy sợ cảm giác ở một mình.
Tags: tâmsự, thư, yếnly | Edit Tags
Thursday March 2, 2006 - 07:55pm (ICT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments


-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

Ngày xưa ơi, cho ta ghé lại nghỉ ngơi...

Hôm nay, hoặc trễ lắm ngày mai. Sẽ phải kết thúc. Hoặc tiến hoặc lùi. Không đứng.
Ko giẫm lên chân người khác nữa. Cũng không đi theo ai hết. Có thể quay về đường cũ. Tìm về với ai đó.
Bước, cứ bước, làm theo ý mình. Ai cũng nói thế. Ý mình là gì? Là thay đổi, là tham lam, là nhăng nhít.
Rồi sẽ ra sao? Mệt mỏi vì không biết tại sao phải làm thế. Chỉ vì thích? Còn chuyện tương lai?
Không có thời gian để chờ nữa. Bây giờ hoặc không bao giờ. Còn phải lo những việc khác. Một tháng hay một năm không có ý nghĩa. Thời gian tính bằng ngày.
Giẫm lên chân người khác, đau. 2 lần giẫm đã rất đau. Không muốn lần thứ 3. Xin lỗi mày, C à. Xin lỗi bạn, D ơi. Không muốn phải xin lỗi người thứ 3.
Không ai tốt bằng người đó. Không ai. Hình như khi người ta thất bại ở hiện tại thì lại muốn níu kéo cái quá khứ huy hoàng. Chẳng biết.
Nắm tay, ôm, hôn... bao lâu rồi không làm những cái đó? 1, 2 tuần gì thôi. Yêu... bao lâu rồi chưa yêu? Lâu lắm rồi.
Làm khổ người ta, người ta làm khổ mình. Kết thúc không phải để bắt đầu mà là để quay lại? Ôi... chẳng bao giờ thoả mãn.
Không nghĩ đến chuyện ấy. Có nghĩa là chấp nhận. Cũg có khi nên thế. Hoặc giả làm như mấy bữa nay. Che giấu. Buồn, giấu. Đau, giấu. Suy nghĩ, giấu. Cũng có ích. Khỏi phải làm phiền ai. Chẳng ai biết thật sự mình đang nghĩ j.
Không muốn làm ai buồn thêm nữa. Anh sẽ không là người thứ 3 đâu (trừ phi anh bước ra khỏi chỗ đó :D).
Ngày xưa ơi, cho ta ghé lại nghỉ ngơi!

Nhạc sĩ: Ns. Nguyễn Ánh 9
Thể hiện: Minh Quân
Album: Tình yêu muôn màu
Thể loại nhạc: Nhạc trữ tình

-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

Thứ Ba, tháng 3 27, 2007

Kiwi

Viết về một chú chim Kiwi, nhân vật vừa được Youtube bầu chọn giải thưởng "Most adore" (Đáng khâm phục nhất) của năm.
Ước mơ bay lượn, ước mơ quen thuộc của mỗi con người. Ai mà chẳng mong muốn một lần được dang đôi cánh khám phá những tầng mây, lướt qua những khu rừng, những vùng biển, những ngọn núi cao, đến những nơi mà chưa từng có ai bước đến. Nhưng với một con chim, ước mơ đó càng mãnh liệt hơn nữa. Chim thì phải biết bay, vậy mà vẫn có những chú chim không thể bay được, chẳng hạn như chú chim Kiwi này. Với đôi cánh ngắn ngủi, làm thế nào để có thể bay được trên bầu trời?
Con người đã trả lời cho câu hỏi này bằng cách khám phá ra tàu lượn, máy bay để phần nào chinh phục ước mơ đó. Còn với chú chim Kiwi, làm sao bây giờ? Đến lúc này, người ta mới nhận ra trong cách giải quyết của Kiwi, hai bài học đáng giá.
Một là bài học về cách suy nghĩ "bên ngoài chiếc hộp". Ai bảo cứ hễ bay là phải chao cánh trên bầu trời. Chỉ cần lướt qua những cánh rừng cũng đã là bay. Kiwi đã dựng nên một khu rừng, chỉ khác chăng những khu rừng bình thường ở chỗ nó dựng trên vách núi cao. Rồi lao mình xuống. Khi ấy chẳng khác nào như bay. Lối tư duy ấn tượng đó chứ. Mấy ai nghĩ được như thế.
Hai, quan trọng hơn, là bài học về lòng quyết tâm theo đuổi giấc mơ. Chẳng ai biết được rằng Kiwi có ước mơ bay lượn ấy từ khi nào nhưng chắc hẳn là lâu lắm vì để xây dựng cả một khu rừng thế kia, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức lắm! Và rồi chấp nhận hi sinh để được một lần thực hiện ước mơ của mình. Khi vừa xem xong, tôi tự hỏi, tại sao Kiwi không buộc dây vào người rồi lao xuống như trò chơi mà con người vẫn thường hay làm. Và tôi nhanh chóng trả lời ngay: vì đó không phải là bay. Sợi dây dù không vướng víu nhưng chẳng tạo cho người ta cảm giác đang bay. Bay là tự do, là giấc mơ.
Xem ra chú chim Kiwi này đáng để chúng ta học hỏi và kính phục.


-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

Không có kính

Cũng có một ngày, ta tháo cặp kính ra, nhìn cuộc đời bằng một góc nhìn khác.
Ta mang kính từ khi ta 10 tuổi. 10 năm trời gắn bó với đôi kính mà người ta gọi bằng nhiều cái tên "cái đít chai", "bốn mắt"...
Đến bây giờ, gỡ nó ra, ta nhận ra nhiều thứ...

Không có kính, ta chẳng thấy rõ được gì. Ta lờ mờ, đoán biết tất cả. Ta đoán, cái bóng ấy là người ta yêu. Ta đoán, trên đường ấy, bằng phẳng và êm ái. Nhưng rồi, ta nhận ra, chẳng phải là thế. Cái bóng chỉ là cái bóng, chỉ là ảo ảnh. Và đường đời cũng chẳng êm ái đâu. Mắt lừa ta, ta cũng tự lừa ta. Rồi đau đớn, ta ước mong có kính.

Không có kính, ta phải nhìn sát hơn. Ta đưa mắt hướng nhìn đến tất cả. Ta không đứng từ xa quan sát. Ta đứng gần để thấy rõ mặt nhau. Ta nheo mắt và ta nhìn sát. Gần như môi ta chạm vào má em. Không, không phải, ta không chạm. Ta chỉ nhìn thật sát mà thôi. Ta gần em và em cũng gần ta. Sao ta ngốc, không gỡ kính sớm hơn. Để ta được gần em thật sát.

Không có kính, ta nhìn thật cuộc đời, bằng đôi mắt trần, không phụ trợ. Hình ảnh lờ mờ nhưng cảm giác ta thật. Ta lại là ta, con mắt yếu đuối. Nhìn cuộc đời như bị che phủ bởi mây mờ. Nhưng đó là đời, đó là thật. Không cần kính, ta vẫn thấy cuộc đời. Cuộc đời thật, còn tốt hơn cả kính. Ta tự hỏi, ta còn cần kính không?

Không có kính, ta hình như kém tự tin. Vì không thấy nên ta không muốn thấy. Vì không rõ nên ta không muốn rõ. Không làm được gì, ta chỉ muốn nghỉ ngơi. Mệt nhoài nằm ngủ. Yếu đuối, thở dài, mệt mỏi. Ta chẳng buồn gặp em. Ta cũng chẳng nhắn tin. Ta cũng chẳng hỏi thăm. Ta không làm việc, không viết lách. Thật lạ lùng, đôi mắt sao lại liên lạc với bộ não? Mắt lờ mờ, não cũng mịt mù. Và có khi con tim cũng thế. Vậy thì ta chẳng phải nên có kính?

10 năm trời phụ thuộc vào cặp kính, ta có lẽ nên có nhiều lúc như thế này. Không có kính, ta sẽ là ta. Nhưng ta vẫn cần kính, vì không kính, ta chỉ là ta.

----

Ko biết đang viết cái gì nữa, ko có kính nên chẳng suy nghĩ được gì cả.


-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

[MV]Múa Anh em ta về


Lớp 12A10 múa trong lễ trại truyền thống trường Hoàng Hoa Thám nè!

-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

Chủ Nhật, tháng 3 25, 2007

Công bằng cho ứng viên?

Hôm nay đọc báo, bỗng giật mình khi đọc tin "Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và 7 Bộ trưởng đối thoại trực tiếp với thanh niên."

Thật hoan nghênh khi Chủ tịch và các vị Bộ trưởng đã mạnh dạn đối thoại trực tiếp với thanh niên, giải đáp những thắc mắc cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của thanh niên - một thế hệ đang nắm giữ vận mệnh của đất nước (tôi khẳng định thế!).

Thế nhưng việc làm này, thực hiện ở thời điểm nay, tôi cho là có điều gì đó không ổn, tạo cho tôi một chút gợn sóng về sự giả tạo và tính toán.

Ai cũng biết rằng đây là thời điểm chuẩn bị cho Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 bầu danh sách ứng cử viên cho Quốc hội khoá XII. Lẽ dĩ nhiên về nguyên tắc cho đến khi chưa có danh sách chính thức thì chẳng ai biết mình có thể được ứng cử hay không. Thế nhưng chắc chắn Chủ tịch và các vị Bộ trưởng kia sẽ nằm trong danh sách ứng cử đó, nếu không có sự cố gì xảy ra. Vậy thì chắc chắn các vị này sẽ tham gia ứng cử Quốc hội khoá này.

Ai cũng biết rằng trong các cuộc bầu cử thì công tác thông tin tuyên truyền là quan trọng nhất. Chẳng phải thế mà kì bầu cử tổng thống Mỹ lần này, mỗi ứng viên phải có ít nhất 500 triệu USD mới có thể theo đuổi giấc mơ tổng thống. Anh muốn người ta bầu chọn anh thì anh phải làm cho người ta biết mặt anh, biết anh tài năng, giỏi giang như thế nào. Việc hình ảnh của anh trong mắt người dân như thế nào rất quan trọng, rất quan trọng.

Ai cũng nhớ rằng, khi Arnold "Người đàn ông thép" ứng cử chức Thống đốc bang California đã bị giới hạn việc xuất hiện trước đám đông như thế nào. Những bộ phim của Arnold bị cấm chiếu trên TV hoặc bị giới hạn giờ chiếu. Hình ảnh của Arnold trên truyền hình và các báo đài cũng bị giới hạn trong phạm vi luật cho phép. Không phải người ta ghét bỏ Arnold ko chịu đóng phim mà đi làm chính trị mà là người ta làm thế để đảm bảo tính công bằng giữa các ứng cử viên về sự xuất hiện trước công chúng mà không có người nào nổi trội hơn có thể dẫn đến kết quả đánh giá sai lệch do thiên về tình cảm nhiều quá! Mà đấy là những phim của Arnold chẳng dính dáng gì đến nghề nghiệp chính trị của ông ta.

Ai cũng biết rằng đã là Chủ tịch nước thì chuyện lên báo mỗi ngày về những chuyến thăm viếng, làm việc là chuyện bình thường. Thế nhưng ở thời điểm này, khi mà ngày 20/5, toàn dân sẽ đi bầu Quốc hội và số lượng thanh niên trong số những người đi bầu ắt hẳn không nhỏ, Chủ tịch nước và 7 Bộ trưởng có một buổi gặp mặt và nói chuyện với thanh niên thì chắc chắc khiến mọi người cảm thấy ngờ ngợ. Tôi đoán rằng trong buổi nói chuyện này, không chỉ thanh niên bày tỏ ý kiến mà cả Chủ tịch nước và các vị Bộ trưởng cũng sẽ tranh thủ để nói lên hoài bão, tầm nhìn và ý kiến của mình. Đáng ngờ! Tôi không dám gọi đây là mua phiếu nhưng thực chất nó là gì cũng cần phải suy xét lại.

Ai cũng biết rằng mỗi ứng cử viên Quốc hội chỉ được bỏ phiếu trong một khu vực nhất định, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số lượng người đi bầu trên cả nước. Nhưng nếu xét trong một khu vực đó thì chắc chắn Chủ tịch đã gây được ấn tượng với một số lượng cử tri không nhỏ. Các vị Bộ trưởng khác cũng vậy. Vậy thì có phải các ứng cử viên khác bị lép vế hoàn toàn trong một cuộc bầu cử như thế này khi mà Chủ tịch và các vị Bộ trưởng, với sự hậu thuẫn của báo đài, trung ương liên tiếp tung những chiêu như thế này? Ai mà chịu cho thấu.

Ai cũng nghĩ rằng các ông ấy dù không làm thế cũng vẫn đậu đấy thôi. Nhưng cuộc chơi nào cũng phải đảm bảo công bằng. Tôi cho rằng các ông ấy muốn nâng cao hình ảnh của mình cũng được nhưng hãy dựa vào sức mình, đi đến từng nhà người dân, nói chuyện với từng người chứ không nên dựa vào sức ai khác. Rồi sẽ có những buổi tiếp xúc cử tri để giới thiệu những ứng viên nhưng chưa đua đã có người xuất phát trước và gắn tên lửa thì công bằng nằm ở đâu?

Ai cũng hiểu rằng những cuộc đối thoại với thanh niên là cần thiết nhưng liệu rằng ở một thời điểm như thế này, có phải là quá khinh suất? Chẳng lẽ ở VN, luật bầu cử không chặt bằng ở các nước phát triển? Vậy thì liệu có thể gọi một cuộc bầu cử như thế này là công bằng hay không khi mà ngay từ lúc bắt đầu, đã có những sự thiên lệch như thế?

Có một điều thắc mắc đặt ra là tại sao những lần bầu cử trước ko xảy ra hiện tượng này? Có thể trả lời ngay, có lẽ là do lần bầu cử này có nhiều đổi mới và những bê bối gần đây khiến các vị này tin rằng, một hai cú đấm trước sẽ là không dư thừa? Cuộc bầu cử Quốc hội lần này đã thu hút sự chú ý dư luận rất nhiều do nó là bước đánh dấu giai đoạn Việt Nam chính thức hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Thế nhưng, sau những thắc mắc về cơ cấu quốc hội, về công tác giới thiệu, về những rắc rối của việc tự ứng cử, giờ lại đến sự thiếu công bằng giữa những người chơi.

-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

[Trích đăng]Phản biện nhà phản biện xã hội

Gần đây Giáo sư Nguyễn xuân Hãn - người vừa được một số nhà báo phong danh hiệu “người phản biện” ngành Giáo dục- đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn trên báo chí và trên vô tuyến truyền hình về các vấn đề giáo dục. Và trong một bài báo về “người phản biện” nói trên, người thực hiện phỏng vấn đã viết: “kể cả những người lãnh đạo ngành giáo dục, có thể khó chịu nhưng họ phải thừa nhận những căn cứ khoa học thuyết phục mà ông đưa ra”.

Là một thầy giáo bình thường của ngành giáo dục, tôi cảm thấy những căn cứ gọi là khoa học của GS Hãn đưa ra không hoàn toàn thuyết phục (thậm chí hoàn toàn không thuyết phục). Bởi vậy tôi viết bài này để mong góp thêm ý kiến, gọi là để phản biện “người phản biện” ngành giáo dục.

Trên chương trình truyền hình gần đây, ông Hãn nói rằng cuốn sách Hình học của Euclid giống như sách Kinh thánh rồi, chỉ việc mang ra mà dạy cho học sinh phổ thông. Chỉ cần một giáo sư và mấy người giúp việc là có thể chuyển tác phẩm của Euclid thành sách giáo khoa (SGK). Thế mà, ông nói tiếp, người ta phải tốn bao nhiêu tiền nhà nước và nhân dân để phân chia Hình học của Euclid thành 40 phần khác nhau(?), chia cho mỗi nhóm tác giả viết một phần...
Có lẽ là ông Hãn đang định nói về tập “Cơ bản” của Euclid đã viết cách đây hơn 2000 năm, gồm 13 cuốn, chủ yếu nói về hình học. Tôi nói thế bởi vì ta không biết Euclid đã viết bao nhiêu cuốn sách, nhưng còn lưu lại đến nay chỉ có tập “Cơ bản” mà thôi, chứ không có cuốn Hình học nào của Euclid như ông Hãn nói.
Một người bình thường nhất cũng phải biết rằng một cuốn sách viết cách đây 2000 năm, dầu có hay đến mấy, cũng không thể bê nguyên xi để làm thành SGK được, bởi vì “hay” cũng là “hay cho thời ấy” mà thôi. Các sinh viên Khoa toán các trường ĐHSP tuy không được đọc trực tiếp cuốn Cơ bản, nhưng trong nhiều giáo trình khác (như lịch sử toán học chẳng hạn), họ được giới thiệu rất kỹ càng về nội dung của nó, và tôi cam đoan rằng không một giáo viên Toán nào ở nước ta và trên thế giới lại cho rằng nên dùng cuốn “Cơ bản” của Euclid làm SGK cho học sinh. ý kiến của ông rõ ràng không mấy thuyết phục.
Ông cho rằng viết SGK mới để thay SGK cũ là một sự lãng phí, thậm chí nhằm mục đích kiếm tiền cho ngành giáo dục từ túi của cha mẹ học sinh. Ông nói rằng những cuốn SGK của ta viết cách đây 35 hay 40 năm vẫn còn dùng được tốt. Căn cứ rất “thuyết phục” là chính ông đã học những cuốn sách ấy và ông đã thành tài. Để thêm phần thuyết phục ông đưa ra mấy cuốn SGK của ta (nước Việt Nam) về Hóa học và Vật lý viết cách đây 35 năm và các cuốn SGK của Mỹ, Nga đang hiện hành (năm 2006) và tuyên bố rằng về cơ bản là giống nhau. Nếu đúng như ông nói thì SGK chúng ta đã đi trước Mỹ, Nga đến 35 năm, và chưa biết chừng mấy ông tác giả người Mỹ người Nga ấy đã “đạo” SGK của ta 35 năm trước để làm sách bây giờ cho học sinh họ cũng nên! Tôi thật sự hoài nghi cái thông tin mà GS Hãn vừa nêu ra nên có đi hỏi một số thầy giáo môn Hóa và Lý vẫn thường xuyên tiếp xúc với SGK nước ngoài. Họ cười và nói: làm gì có chuyện như thế! Về môn Toán thì không thấy ông đưa ra cuốn sách nào của nước ngoài để so sánh mà chỉ nói rằng bộ SGK toán của ta cách đây 50 năm vẫn dùng được. Gần đây tôi có đọc bài của GS Hoàng Tụy (tác giả bộ SGK Toán 50 năm trước) thì thấy ông nói về bộ sách của mình: “Tất nhiên bộ sách giáo khoa ấy bây giờ không dùng được nữa vì tình hình đã khác" (An ninh thế giới- tháng 10-2006).
Ông Hãn tỏ ra rất bức xúc vì một số thay đổi trong chương trình. Ông đặt vấn đề tại sao phải đưa “vectơ” vào Hình học 10 và cả Vật lý 10 nữa. Ông bảo lên ĐH mới cần vectơ, nhưng cũng hạn chế vì không cần vectơ đôi khi lại giải thích các hiện tượng Vật lý một cách dễ hiểu hơn. Ông còn nói ở đơn vị nghiên cứu của ông, người ta cũng ít khi dùng vectơ.
Tôi thực sự ngạc nhiên khi ông nói như thế trên chương trình truyền hình. Xin mạn phép hỏi giáo sư: Ông sẽ biểu thị các lực tác động vào một vật như thế nào, nếu không dùng vectơ? Chẳng lẽ ông nói đại loại như: ta kéo vật đó theo phương nằm ngang với một lực có cường độ 5N và đồng thời kéo nó lên phía trên bởi một lực có cường độ 7N! ừ thì cứ cho rằng nói như thế là dễ hiểu, nhưng ông sẽ trả lời như thế nào với câu hỏi: Khi đó tổng hợp của hai lực nói trên sẽ có hướng như thế nào và có cường độ bao nhiêu? Học sinh lớp 10 dễ dàng trả lời câu hỏi trên vì họ biết rằng hợp của hai lực chính là tổng hai vectơ biểu thị cho hai lực đó, và tổng của hai vectơ được xác lập theo quy tắc hình bình hành. Lại xin hỏi thêm: Ông biểu thị các đại lượng có hướng như vận tốc, gia tốc... bằng cách gì nếu không phải bằng vectơ?
Tôi xin nói đôi lời về việc biên soạn SGK, mà tôi không may lại là người trong cuộc. Thực ra tôi không xin để được viết SGK, cũng không tự ứng cử để được làm tác giả. Vì lí do nào đó người ta mời tôi viết, và thậm chí còn mời làm chủ biên (của bộ sách Hình học nâng cao các lớp 10, 11, 12). Cố nhiên tôi có quyền từ chối, nhưng tôi lại không từ chối vì tôi nghĩ rằng mình vẫn còn có hai khả năng cần thiết: một là biết nghe phản biện, hai là biết không nghe phản biện.
Tôi rất khó hiểu khi GS Hãn nói rằng các tác giả SGK của ta không được cung cấp và không hề đọc chương trình và SGK của nước ngoài, vì thế họ không cập nhật được trình độ của thế giới. Tôi khó hiểu vì ông Hãn lấy được ở đâu cái thông tin sai sự thật như thế, hay là chính ông bịa đặt ra? Như vậy là không khoa học và không trung thực. Sự thật là chúng tôi dễ dàng tham khảo chương trình và SGK của nhiều nước, hoặc là do chúng tôi có, hoặc là mượn của Viện Chiến lược Giáo dục.
Cần nói rằng biên soạn SGK là một nghề, nhưng ở nước ta không hề có trường lớp nào đào tạo ra những người làm nghề đó. ở nhiều nước, trường Giáo dục (Colege of Education) không chỉ đào tạo giáo viên mà còn đào tạo các loại cán bộ làm công tác giáo dục như người soạn chương trình, người viết SGK, người ra đề thi, người quản lý giáo dục... Bởi vậy hầu như tất cả các tác giả SGK của ta đều phải vừa tự làm vừa tự nghiên cứu, và cố nhiên việc tham khảo và học tập nước ngoài cũng là điều quan trọng.
Người viết phải viết đúng chương trình quy định, phải lựa chọn sẽ trình bày những kiến thức gì, sâu nông ra sao, sắp xếp chúng như thế nào... và đó là những chuyện không dễ dàng. Phải tra cứu sách vở, phải tham khảo ý kiến đồng nghiệp, nếu cần lại phải dạy thử xem học sinh tiếp thụ như thế nào. Phải nhìn đằng sau (năm ngoái học sinh đã biết gì), nhìn đằng trước (sang năm học sinh còn được học gì), nhìn sang bên phải, bên trái (các môn học khác đã dạy cái gì)..., chứ không phải cứ đóng cửa lại mà viết.
Bản thảo xong rồi lại phải qua bao nhiêu người đọc góp ý, nhà khoa học có, nhà sư phạm có, các thầy giáo đứng lớp có. Rồi phải qua Hội đồng thẩm định lần 1, rồi sửa chữa theo ý kiến của Hội đồng, rồi thẩm định lần 2, rồi sửa chữa...
Cuối cùng, sau khi đã được một Hội đồng thẩm định xét duyệt và thông qua, bản thảo mới được đưa vào in ấn. Giai đoạn từ đây đến khi cuốn sách được sản xuất, các tác giả còn phải vật lộn vất vả với các biên tập viên của Nhà Xuất bản, với “bông” một , “bông” hai..., với bản “can”, bản sửa... Nhưng đó chưa phải là sách dùng cho đại trà, mà chỉ mới là sách thí điểm. Sau khi thí điểm, lại phải rất nhiều công việc mới có cuốn sách đại trà dùng cho toàn quốc...
Tôi hơi dài dòng một chút để nói rằng việc làm SGK không thể nhanh được, có thể vì trình độ các tác giả còn thấp, hoặc vì quy trình biên soạn quá lôi thôi. Gần đây GS Hãn đã phê phán kế hoạch thay sách theo kiểu cuốn chiếu (ông gọi là cách làm kiểu nông dân), tức là mỗi năm chỉ thay sách một lớp. Ông cho rằng cần thay sách một lúc từ lớp 1 đến lớp 12. Trả lời phỏng vấn, ông đã khẳng định rằng dứt khoát rằng: “Việc chuẩn bị và biên soạn lại Chương trình, SGK từ lớp 1 đến lớp 12 sẽ được hoàn tất và có thể triển khai ngay trong năm học tới”. (ý muốn nói rằng nếu ông làm thì sẽ như thế!). Cách đây không lâu ông nói với một nhà lãnh đạo cấp cao rằng cho ông ba tháng, ông có thể viết xong các cuốn SGK về các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa... của cấp PTTH. Ông bảo rằng không có gì khó khăn rắc rối vì Toán học thì chỉ có định lý mà thôi, Vật lý thì chỉ có định luật mà thôi... Tôi có cảm giác rằng hoặc là ông đã nói đùa không đúng chỗ, hoặc là ông không biết gì về việc biên soạn SGK.
Thưa GS Hãn, tôi xin nói một cách thẳng thắn: nếu tôi làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì tôi không mời ông viết SGK, còn nếu ông làm Bộ trưởng thì ngay lập tức tôi không viết SGK nữa.
Cuối cùng xin bàn đôi câu về tiền nong, lỗ, lãi... của nhà Xuất bản Giáo dục (NXBGD), bởi vì ngay cả các phép tính sơ cấp, ông cũng nhầm lẫn, do đó không có sức thuyết phục. Đối với vấn đề này tôi là người ngoài cuộc, nhưng thấy ông tính nhầm thì phản biện cho vui. Tôi không bênh gì NXBGD, vì họ độc quyền và trả nhuận bút cho tôi quá ít!
Ông viết: theo số liệu thống kê, có thể khẳng định rằng mỗi đầu sách khi thay mới, NXBGD có thể lãi cả triệu USD. Ông nêu ví dụ về việc in một cuốn sách lớp 1. Ông lấy số luợng học sinh lớp 1 (1,7 triệu) nhân với giá bìa cuốn sách là 9.000đ thì NXBGD thu được 15,3 tỉ đồng. Ông cho là tiền chi phí mất khoảng 1,3 tỉ đồng, vậy tiền lời là 14 tỉ đồng và thời giá lúc ấy là 1 triệu USD. Nếu quả như ông tính toán thì làm nghề xuất bản SGK lời to thật: không phải một vốn bốn lời, mà là một vốn mười một lời. Riêng cái tỉ lệ lời lỗ ấy đã khó tin, khó thuyết phục. Khi tổng hợp và thống kê ông quên mất một thứ chi phí là tiền phát hành sách: Các đơn vị nhận phát hành được hưởng từ 20 đến 25% giá in trên bìa sách, vậy thì NXB đã phải trả gần 4 tỉ cho việc phát hành, lấy đâu mà còn 14 tỉ.
Ông đưa tiếp các số liệu: năm 2001 NXBGD đã phát hành 200 triệu bản, kể từ đó đến nay mỗi năm tăng lên 10%. Dựa trên các số liệu ấy ta có thể tính toán tiếp mà không mấy khó khăn. Lượng phát hành năm 2006 sẽ là triệu bản. Theo trên cứ 1,7 triệu bản thì lời được 1 triệu USD. Như vậy ta có thể tính được số tiền lãi của năm 2006 là: 322,1:1,7=189,5 triệu USD (với giả thiết một cuốn sách lớp 12 cũng có giá bán chỉ bằng cuốn sách lớp1).
Trước đó ông viết rằng theo thống kê của Cục xuất bản thì doanh số của NXBGD mỗi năm là 100 triệu USD.
Như vậy là: doanh thu mỗi năm là 100 triệu USD, mà tiền lời mỗi năm là 190 triệu USD. Ông có thấy đó có phải là một nghịch lý không? Và nếu đó đúng là nghịch lý thật thì ông sẽ giải thích như thế nào về các thống kê và tính toán của ông?
Tôi đang viết dở bài này thì được đọc một bài của GS Nguyễn khắc Phi trên báo Giáo dục và thời đại, cũng nói về những nghịch lý trong lập luận của Tiến sĩ Hãn. Do đó tôi phải duyệt lại bài viết của mình để lược bỏ những phần mà GS Phi đã đề cập đến... Vậy xin được phép dừng tại đây.

Văn như Cương


Nguồn: Tạp chí Tia sáng
Bạn nào có thể tìm được một số bài viết của GS Nguyễn Xuân Hãn về vấn đề giáo dục, xin chia sẻ cho Khoa.
-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì là không thể.

Tra từ điển



Bản quyền thuộc về Tô Lâm Viễn Khoa, 2006 - 2008.


Khi đăng lại các bài viết tại đây, vui lòng dẫn link hoặc ghi rõ nguồn: TLVK.


Liên hệ: Tô Lâm Viễn Khoa