Thứ Năm, tháng 2 08, 2007

[Trích đăng] Việt Nam mất hút trên bản đồ công nghệ thế giới


Bài viết được đăng trên tạp chí Vật lý ngày nay - Hội Vật lý Việt Nam - số tháng 6/2006 - Trang 15 Tác giả: Đặng Mộng Lân.
Tô Lâm Viễn Khoa trích đăng có bổ sung môt số link tham khảo.
------
VN mất hút trên bản đồ công nghệ thế giới
Theo báo cáo của hãng dự báo RAND biên soạn cho Ngân hàng thế giới, năng lực khoa học và công nghệ Việt Nam đang đứng thứ 94 trên Thế giới sau Malaysia (thứ 71), Thái Lan (thứ 73), Philipines (thứ 80).
Vấn đề đặc biệt quan trọng của quản lý khoa học và công nghệ là đánh giá hiệu quả của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nói cụ thể hơn, đó là kết quả của việc nghiên cứu và phát triển (R&D)
Để xem xét thực trạng của nền khoa học và công nghệ trong nước, cần có 3 nhóm tiêu chí:
- Nguồn lực đầu vào, như cán bộ R&D, đầu tư cho R&D...
- Kết quả đầu ra, như số lượng công trình khoa học công bố, số lượng bằng sáng chế đã đăng ký...
- Tiêu chí tác động, như số lần công trình được dẫn chứng...
Hiện nay, các cơ quan quản lý khoa học công nghệ thường nói nhiều về các chỉ tiêu đầu vào với định nghĩa về R&D không rõ ràng. Trong khi đó, chúng ta lại không báo cáo các chỉ tiêu đầu ra theo tiêu chí quốc tế, còn các chỉ tiêu tác động thì được phát biểu một cách tuỳ tiện, thường hay dựa trên lời khen của lãnh đạo, không dựa trên một cơ sở lý luận được chấp nhận nào cả. [...]
Các số liệu lấy từ Viện Thông tin khoa học (ISI) ở Philadelphia theo dõi sự phát triển khoa học và công nghệ ở các nước trên thế giới, cho thấy:
- Xét về số lượng các công trình khoa học công bố, ta ở sau Thái Lan khoảng 20 năm.
- Xét về chiều hướng phát triển, nếu tiếp diễn tình trạng này, Việt Nam sẽ càng ngày càng thua kém Thái Lan.
[...] xin số liệu về số lượng công trình khoa học của cán bộ trung tâm này (Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia - TLVK) trên các tạp chí quốc tế, kết quả là chỉ duy nhất Viện Cơ học có số liệu. Chúng ta có thể hỏi: nếu các số liệu như vậy mà không có thì các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ của trung tâm quốc gia và cả của Bộ Khoa học và công nghệ nữa, quản lý cái gì?
[...]
Chỉ tiêu đầu vào
GS Nguyễn Xuân Hãn đã nêu một nghịch lý là, trong khi ta thua kếm mThái Lan và các nước khác trong khu vực về số lượng công trình khoa học, thì số lượng tiến sĩ của ta lại đứng ở đầu bảng! Theo GS Phạm Duy Hiển, số người là R&D của ta hiện rất lớn so với Thái Lan: 21000 so với 6400.
[...]
Chỉ tiêu đầu ra
[...]
Vào khoảng năm 1997, số bằng sáng chế được cấp ở Mỹ đối với người Mỹ là 80.295, Nhật: 30.841,[...], Trung Quốc: 3.100, Malaysia: 23, Thái Lan: 13, Philipines: 8. Trong các thống kê của Việt Nam, ta chỉ thấy số liệu về bằng sáng chế của người Việt là... 1.
[...]
Chỉ tiêu tác động
[...]
Các khái niệm cơ sở của quản lý khoa học và công nghệ cũng rất đáng bàn. Sự lẫn lộn giữa những khái niệm cơ bản: study (tạm dịch là khảo cứu, còn nếu dịch là nghiên cứu thì cần nhớ rằng, đó không phải là nghiên cứu khoa học) và research (nghiên cứu). Ở nước ta hiện nay, hai khái ịêm này được gọi chung là nghiên cứu và được hiểu rất phổ biến là nghiên cứu khoa học.
[...]

Hình chỉ mang tính minh hoạ
Tôi xin nhắc lại câu nói của nhà triết học Anh Francis Bacon ở thế kỷ XVI, đại ý: Từ cái sai có thể xuất hiện chân lý, nhưng từ cái lộn xộn thì không ra cái gì cả.

-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì đúng, cũng không có gì là sai.

Không có nhận xét nào:

Tra từ điển



Bản quyền thuộc về Tô Lâm Viễn Khoa, 2006 - 2008.


Khi đăng lại các bài viết tại đây, vui lòng dẫn link hoặc ghi rõ nguồn: TLVK.


Liên hệ: Tô Lâm Viễn Khoa