Chủ Nhật, tháng 2 11, 2007

Mâu thuẫn của giáo viên: Lương - Tâm

Bao giờ thì giáo viên có tiền đủ để mua chiếc Vespa?

Hồi đó học giáo dục học, đến phần mâu thuẫn của quá trình giáo dục, có một bạn đứng lên phát biểu: Mâu thuẫn của giáo viên là mâu thuẫn giữa Lương và Tâm. Lương nhiều thì Tâm không vẹn. Mà chọn Tâm thì Lương lặc lè. Thế nên đó là mâu thuẫn của người giáo viên.
Hôm nay ăn đám giỗ, ngồi nghe các chú, các anh kể chuyện làm ăn. Câu chuyện xung quanh việc mua nhà đất rồi làm công ty. Nghe các người đó nói chuyện về tiền trăm triệu, tiền tỉ cứ như bỡn. Anh họ của mình chỉ mới ngoài 30 thế mà đã là giám đốc, làm ăn lớn. Các chú trong nhà cũng thế, cũng làm chức lớn, nói chuyện cao xa. Nghĩ lại Bố mình chỉ là giáo viên, chẳng bao giờ nói đến chuyện làm ăn, mánh mung gì cả. Tiền lương 3 cọc 3 đồng, cộng thêm mấy khoảng ngoài luồng được hơn dăm triệu là đã mừng.
Hic, tự dưng tưởng tượng sau này mình làm giáo viên, chắc cũng sẽ như Bố mình. Mà mình còn gàn hơn Bố, chắc mấy vụ ngoài luồng sẽ ít hơn. Thế thì đến bao giờ mình mới mơ một căn hộ bình thường chứ chẳng dám nói đến nói chuyện tiền trăm triệu, tiền tỉ. Người ta nói "Phi thương bất phú", hình như làm việc công chức chẳng thể giàu được, nhất là giáo viên. Bạn mình nói "làm giáo viên cũng giàu vậy". Ừm, nhưng số đó hãn hữu vô cùng, cũng như thầy mình nói "Nghề nào cũng vậy, chỉ cần tới đỉnh cao là sẽ giàu". Mà giáo viên mà giàu kiểu như thế thì chẳng ham. Có đứa gọi là "buôn chữ" (cũng là "thương"). Mình thì chẳng muốn thế.
Là sao nhỉ, mình cũng ko hiểu mình muốn nói gì trong bài viết này. Chỉ cảm thấy thương cho Bố mình, cho mình và cho những giáo viên khác, biết bao giờ mới nói chuyện tiền bạc, làm ăn.

-------------------------
Câu nói tuần này: Không có gì đúng, cũng không có gì là sai.

Không có nhận xét nào:

Tra từ điển



Bản quyền thuộc về Tô Lâm Viễn Khoa, 2006 - 2008.


Khi đăng lại các bài viết tại đây, vui lòng dẫn link hoặc ghi rõ nguồn: TLVK.


Liên hệ: Tô Lâm Viễn Khoa